Máy bay C-130 Iran tham chiến chống IS cùng Syria?

(Kiến Thức) - Máy bay vận tải C-130 của Iran được cho là đang tham gia tiếp vận hỗ trợ quân chính phủ Syria chống IS.

Tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời một nguồn tin tại Syria cho hay, một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules của Không quân Iran đã tham gia vào các hoạt động tiếp vận song song với Không quân Nga tại các khu vực do Quân chính phủ Syria kiểm soát tại thành phố Deir ez-Zor miền Đông, Syria trước các đợt tấn công liên tục của phiến quân IS vào thành phố này trong thời gian gần đây.
Thông tin này cũng được xác thực qua đoạn phóng sự do kênh truyền hình thông tấn Fars của Iran thực hiện vào hôm 30/1 khi làm phóng sự về hoạt động viện trợ nhân đạo của Không quân Nga cho thành phố Deir ez-Zor.
May bay C-130 Iran tham chien chong IS cung Syria?
 Một chiếc C-130 của Không quân Iran với màu sơn ngụy trang sa mạc đặc trưng.
Dựa trên hình ảnh trong đoạn video của Fars News Agency thì khu vực đoạn phóng sự này được thực hiện là tại một căn cứ không quân của Quân đội chính phủ Syria tại Deir ez-Zor và chiếc C-130 của Không quân Iran đã xuất hiện tại đây. Và trong các nước tham gia chống IS với Nga tại Syria thì chỉ có Iran sở hữu các loại máy bay vận tải quân sự do Mỹ chế tạo, bên cạnh đó màu sắc của chiếc máy bay này cũng trùng khớp màu sơn những chiếc C-130 của Iran với màu vàng và mũi đen.
Một quốc gia khác là Iraq cũng đang vận hành những chiếc máy bay C-130 nhưng khó có khả năng Bagdad điều C-130 đến hổ trợ Quân đội chính phủ Syria khi bản thân họ cũng đang gặp khó khăn.
Thành phố Deir ez-Zor miền Đông, Syria hoàn toàn nằm trong tầm bay của một chiếc vận tải cơ C-130, khi nó có thể cất cánh từ một căn cứ không quân của Iran hoặc từ một căn cứ không quân liên hợp của Nga tại miền Tây, Syria.
Hiện tại Không quân Iran đang có trong biên chế khoảng 19 chiếc C-130 với hai biến thể chính là C-130E và C-130H do Mỹ chế tạo và được đưa vào trang bị trước Cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979.

Vì sao "thợ săn hổ" Jagdtiger Đức đại bại trong CTTG 2?

(Kiến Thức) - Được mệnh danh là là “thợ săn hổ”, nhưng pháo chống tăng Jagdtiger của quân Đức lại dễ dàng bị những chiếc xe tăng nhỏ hơn của quân Đồng minh đánh bại.

Theo một tài liệu mới được đăng tải, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Hoàng gia Anh đã âm thầm nghiên cứu mẫu pháo chống tăng Jagdtiger của Đức thông qua những chiếc Jagdtiger mà quân Anh tịch thu được trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Và từ đó người Anh đã đưa ra được điểm yếu và điểm mạnh để đánh bại “siêu” pháo tự hành chống tăng này.
Pháo tự hành chống tăng Jagdtiger (hay còn được được họi là "Hunter Tiger" - thợ săn hổ) là mẫu pháo tự hành hạng nặng do Đức phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với tên gọi trong Quân đội Đức là Panzerjäger Tiger Ausf. B nhằm mục đích tiêu diệt xe tăng quân đồng minh và Liên Xô. Nó được phát triển dựa trên khung gầm của của xe tăng hạng nặng Tiger II của Đức lúc đó.

Tàu đổ bộ Mistral sẽ trang bị pháo phản lực?

(Kiến Thức) - Hải quân Pháp vừa có một ý tưởng khá táo bạo khi muốn trang bị pháo phản lực trên các tàu đổ bộ Mistral.

Theo chuyên trang quốc phòng OPEX360, Hải quân Pháp đang tiến hành nghiên cứu cải thiện khả năng hỏa lực các tàu đổ bộ Mistral của nước này, Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp (DGA) đã chính thức trao cho công ty quốc phòng Airbus Defence & Space hợp đồng nghiên cứu phát triển tích hợp các hệ thống pháo phản lực phóng lực (MLRS) lên trên các tàu lớp Mistral.
Những thông tin chính thức đầu tiên về hợp đồng này được DGA công bố vào tháng 9 năm ngoái nhưng thực tế nó đã được triển khai từ cuối năm 2014. Với chi phí nghiên cứu ban đầu được trao cho Airbus Defence & Space là khoảng 363.356 USD, nhằm tích hợp các hệ thống pháo phóng loạt LRU - biến thể của hệ thống M270 của Mỹ do Pháp sản xuất lên trên các tàu Mistral.