“Mặt trái” tiền bạc từ câu chuyện Hào Anh

(Kiến Thức) - Câu chuyện về cậu bé Hào Anh là minh chứng rõ ràng nhất rằng, cho tiền cho bạc không giải quyết được tận gốc vấn đề nếu thiếu vắng đi tình thương yêu thực sự.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Câu chuyện về cậu bé Hào Anh năm nào khiến bao người phải rơi nước mắt vì những vết sẹo trên thân thể, vì phải chịu sự bạo hành của nhà chủ... và kết quả là số tiền ủng hộ lên tới hơn 1 tỷ đồng để cậu bé được trở về với gia đình, ổn định cuộc sống và tiếp tục đi học... thì nay nhiều người phải thở dài vì những hành vi bất hiếu của cậu với cha mẹ. Sự việc đáng tiếc này là minh chứng rõ ràng nhất rằng, cho tiền cho bạc không giải quyết được tận gốc vấn đề nếu thiếu vắng đi tình thương yêu thực sự.
Trước đây và cả bây giờ nữa, Hào Anh vẫn là nạn nhân của lối sống thiếu tình thương. Trước đây, giá như cậu bé được mẹ cha yêu thương, được họ hàng, làng xóm bao bọc, được bạn bè thầy cô giúp đỡ, hỗ trợ... thì đã chẳng phải chịu cảnh địa ngục khi đi làm thuê. Rồi đến khi được giải thoát khỏi cái địa ngục ấy, giá như có được một vòng tay yêu thương, che chở thực sự để cậu được trở về với tuổi thơ, với cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. 
Tôi cứ tự hỏi, khi cậu bé bị đánh đập, bị hành hạ như ở thời trung cổ như thế, tại sao mà mẹ cậu không biết, không đau, không có linh cảm gì, sao những người tốt xung quanh lại im lặng lâu đến thế? Để rồi khi xem những hình ảnh về cậu bé bị hành hạ, ta khóc vì thương, ta ủng hộ cho cậu một số tiền và thấy thế là xong, thế là lòng ta thanh thản. 
Nếu thế thì dễ dàng quá bởi vì điều quan trọng là làm sao yêu thương được một đứa trẻ đã bị tổn thương quá nhiều như thế chứ không phải chỉ là cho nó tiền. Tôi thực sự cảm phục người mẹ đã nhận nuôi bé Thiện Nhân, cậu bé bị bỏ rơi, bị những con thú gặm mất chân, bởi làm được như chị thật khó, chị đã cho bé một gia đình, một mái ấm, một tình yêu thương thực sự. 
Qua đây mới thấy, cái mà chúng ta đang thiếu không phải là tiền mà là tình thương. Bởi nếu yêu thương nhiều hơn nữa thì khi một đứa trẻ ra đường, bố mẹ chúng đã không phải nơm nớp lo đủ thứ không hay xảy ra với con mình: Bị bắt cóc, bị xâm hại, bị tai nạn giao thông...? Giá yêu thương nhiều hơn nữa để một đứa trẻ được lớn lên hồn nhiên, không phải nghe những lời căn dặn phải cảnh giác với những người xung quanh? 

Xem "cứu nạn" tàu nghìn tấn bị đâm thủng trên sông Đồng Nai

(Kiến Thức) - Buổi diễn tập cứu nạn quy mô lớn trong vùng cảng biển với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị diễn ra sáng nay tại TP HCM.

Khoảng 9h ngày 15/9, 1 chiếc tàu du lịch chở 50 người (có 10 thuyền viên và 40 hành khách) từ Đồng Nai về Sài Gòn tham quan Rừng Sác (Cần Giờ). Khi đến khu vực trước cảng Bến Nghé Phú Hữu (quận 9, TP HCM) trên sông Đồng Nai thì xảy ra va chạm với tàu hàng khô trọng tải 2.399 tấn chạy hướng ngược lại.
Khoảng 9h ngày 15/9, 1 chiếc tàu du lịch chở 50 người (có 10 thuyền viên và 40 hành khách) từ Đồng Nai về Sài Gòn tham quan Rừng Sác (Cần Giờ). Khi đến khu vực trước cảng Bến Nghé Phú Hữu (quận 9, TP HCM) trên sông Đồng Nai thì xảy ra va chạm với  tàu hàng khô trọng tải 2.399 tấn chạy hướng ngược lại. 

Hào Anh từng đến bác sĩ điều trị bệnh tâm thần

Theo một bác sĩ, Hào Anh từng đến phòng mạch của ông để điều trị bệnh tâm thần. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cậu bị rối loạn nhân cách.

Trao đổi với phóng viên chiều 8/9, luật sư Đặng Huỳnh Lộc, Trưởng văn phòng luật sư Huyền Vũ (Đoàn Luật sư TP HCM), cho biết, ông đang giúp mẹ của Hào Anh (người từng bị vợ chồng chủ trại tôm đánh đập tàn nhẫn hồi còn nhỏ, và gần đây bị tố cáo ngược đãi cha mẹ) làm đơn xin miễn phạt cho thanh niên này.