Ly kỳ sự thật về dấu vết người tuyết ở Hymalaya

Trước đây, người Bhutan thường kể cho nhau nghe những câu chuyện ly kỳ về những cuộc chạm trán bất ngờ của họ với người Tuyết ở Hymalaya. 

Nhưng khi thế giới bước vào kỷ nguyên hiện đại, dân làng không còn phải leo lên những vùng núi mà họ từng nhìn thấy dấu vết của người Tuyết nữa. Thế là, truyền thuyết dần phai nhạt theo năm tháng.
Ngôi làng hẻo lánh Chendebji nằm trên sườn núi, bao quanh là khu rừng rậm nguyên sinh thường vang lên tiếng gầm rống của hổ và báo tuyết. 7 năm trước, ngôi làng còn nằm biệt lập song bây giờ nơi đây đã có nhà máy thủy điện.
Dân làng Chendebji ngày xưa thường lên núi để lượm củi và gom cỏ về nuôi bò.
 Dân làng Chendebji ngày xưa thường lên núi để lượm củi và gom cỏ về nuôi bò.
Trước khi có điện, trẻ em ở đây đi học chỉ có nửa giờ trong ngày bởi vì không ai có khả năng mua dầu hỏa để thắp sáng lớp học. Trước khi có điện, dân làng phải lặn lội lên rừng kiếm củi cũng như thả bò và dê trên những bãi cỏ. Khi leo lên sườn núi, dân làng Chendebji thường bắt gặp dấu chân to bất thường khiến họ lạnh cả sống lưng.
Cụ bà Pem Dorji 80 tuổi, kể rằng: "Năm 9 tuổi, tôi lên núi để gom lá khô về cho bò ăn. Chẳng bao lâu sau khi tuyết rơi nặng và kéo dài đến đêm cho nên người Tuyết phải xuống núi để tránh tuyết. Nhưng tôi chỉ nhìn thấy những dấu vết của người Tuyết để lại".
Norbu chỉ tay về phía anh từng phát hiện cái hang của người Tuyết trên núi.
 Norbu chỉ tay về phía anh từng phát hiện cái hang của người Tuyết trên núi.
Và 60 năm sau bà cụ Pem vẫn còn nhớ cảm giác sợ hãi: "Tôi không dám đứng lại đó". Bà cắm cổ chạy thục mạng về nhà. Bên ngoài căn nhà lớn hai tầng của bà cụ, những cái bóng phủ xuống thung lũng khi trời chuyển sang màn tối đen. Dân làng gọi người Tuyết là "Migoi", và thói quen kể chuyện về sinh vật to lớn này là truyền thống lâu đời của họ. Cụ Pem tiếp tục: "Khi về đến nhà, cha mẹ rất thất vọng khi nhìn thấy hai tay tôi trống không. Tôi liền giải thích rằng tôi mới nhìn thấy những dấu chân của người Tuyết trông còn rất mới, có vẻ như họ đi qua vào buổi sáng. Tôi nói với cha mẹ là tôi rất sợ".
Cậu bé ngồi bên cạnh cụ Pem lắng nghe từng lời, đôi mắt mở to và có vẻ bị kích thích mạnh, cậu bé nói, biết đâu đấy là dấu chân của loài thú hoang nào đó. Cụ Pem lắc đầu: "Khi tôi mô tả dấu chân cho cha nghe, ông nói rằng dấu chân của người Tuyết hướng mũi về phía sau, không giống như dấu chân con người".
Bìa Cuốn sách “Bhutanese Tales of the Yeti” của Kunzang Choden.
 Bìa Cuốn sách “Bhutanese Tales of the Yeti” của Kunzang Choden.
Ở Bhutan, nhiều người tin rằng người Tuyết đi giật lùi để đánh lừa những kẻ săn lùng chúng. Một niềm tin phổ biến khác là người Tuyết không thể cúi gập người. Trong cuốn sách "Bhutanese Tales of the Yeti" (tạm dịch: Những câu chuyện kể của người Bhutan về người Tuyết), của Kunzang Choden mô tả phần lớn những căn nhà truyền thống của người Bhutan có ô cửa nhỏ, ngưỡng cửa nâng cao và rầm đỡ cửa ra vào thấp buộc bất cứ ai khi bước vào nhà của người Bhutan đều phải nhấc cao chân và cúi đầu thấp xuống!
Cụ ông 73 tuổi tên là Kama Tschering ngồi nơi ngưỡng cửa căn nhà cổ đã nhiều thế kỷ của mình - khung cửa được trang trí đầy hình vẽ những con thú hoang ngăn chặn quỷ dữ. Ông cũng muốn góp vài câu chuyện về người Tuyết.
Cụ Kama Tschering.
 Cụ Kama Tschering.
Ông kể: "Theo những câu chuyện mà tôi nghe được từ cha mẹ, lông của người Tuyết giống như lông khỉ nhưng tay và chân lại giống con người tuy rất to. Người Tuyết có tóc rậm và dài phủ xuống đến tận ngực. Nghe nói vị vua thứ 3 của Bhutan đã dẫn một đoàn thám hiểm tìm kiếm người Tuyết. Nhà vua căn dặn binh lính nên chạy thấp người xuống nếu nhìn thấy người Tuyết bởi vì nó không thể nhìn thấy họ vì mái tóc dài che phủ tầm nhìn. Nhà vua cũng bảo rằng khi chạy hướng lên núi, tóc người Tuyết bay về phía sau cho nên chúng dễ tóm bắt con người”.
Mặc dù không một dân làng nào bị người Tuyết tấn công, song cụ Kama nghe nói về một tai nạn xảy ra ở ngôi làng khác. Cụ kể: "Một nhóm đàn ông lên núi tìm loại cây đặc biệt dùng để khắc mặt nạ. Khi người Tuyết xuất hiện và săn đuổi họ thì một người trong nhóm sau đó đã biến mất. Chuyện là người này ẩn nấp trong một căn nhà nhỏ được dùng làm nơi thiền định. Người ta cho là người Tuyết đã đập phá căn nhà và làm sập các bức tường. Người đàn ông kia không bị người Tuyết ăn thịt mà bị giết một cách thê thảm. Cơ thể người này bị chặt và vung vãi khắp nơi".
Người cuối cùng ở làng Chendebji được cho là đã nhìn thấy người Tuyết là anh nông dân Norbu. Norbu cho biết, cách đây 20 năm khi chăn bò trên núi, anh nhìn thấy một dấu chân và những dấu hiệu cơ thể của một người Tuyết để lại trên mặt tuyết. Lúc đó Norbu chỉ mới 18 tuổi. 5 năm sau đó, Norbu lại phát hiện một cái hang làm bằng những thanh tre đan lại.
Norbu kể: "Người Tuyết bổ những cây tre, đan chúng lại thành hình dạng bán nguyệt và cắm các đầu thanh tre xuống đất. Người Tuyết ngủ trong cái hang đó. Tôi có thể nhìn thấy những dấu vết mà người Tuyết để lại bên trong cái tổ này". Thông tin về cái hang người Tuyết của Norbu lan nhanh trong làng và khoảng 2 tháng sau đó có 2 người đàn ông lạ mặt xuất hiện tìm Norbu. Họ yêu cầu được xem cái hang người Tuyết và Norbu đồng ý đi cùng họ. Cuối cùng, cả 3 người ngủ trong hang người Tuyết khi đêm xuống. Chuyến đi trôi qua trong yên bình. Đó là lần cuối cùng dân làng Chendebji nhìn thấy các dấu vết của người Tuyết.
Norbu cho biết hiện nay không ai phải lên núi để lượm củi hay gom cỏ về nuôi bò nữa. Dân làng đã biết nấu nướng bằng gas và công việc nhà nông cũng thay đổi. Họ có nhiều thời gian hơn để phát triển cây trồng như khoai tây và các loại hạt có dầu. Cuộc sống đã cải thiện và khi đêm xuống họ cũng không có chuyện gì mới mẻ để kể cho bọn trẻ nghe.
Norbu nói: "Chúng tôi đã không lên núi trong 20 năm qua và thật sự không biết người Tuyết có còn ở trên đó hay không. Tôi không nghĩ bất cứ ai sẽ tìm thấy người Tuyết. Đó là sinh vật thông minh, thường xuyên thay đổi chỗ ở và có lẽ không bao giờ bị phát hiện. Nhưng tôi biết người Tuyết vẫn còn tồn tại!".

Những "địa ngục trần gian" có cảnh đẹp mê hồn

Những địa danh được gọi "địa ngục trần gian" này tuy có vẻ đẹp tuyệt vời nhưng chúng khá nguy hiểm để khách du lịch tới thăm.

Nhung
 Dalloh nằm ở phía Bắc Ethiopia, được xem là nơi có nhiệt độ khủng khiếp nhất thế giới với mức trung bình cao nhất năm là gần 41 độ C, tháng nóng nhất trung bình lên tới 46,7 độ C . Nguyên nhân của sự khắc nghiệt này là do một ngọn núi lửa gần đó đã hoạt động liên tục trong nhiều năm. "Địa ngục trần gian" này cũng được biết đến là vựa muối lớn, đồng thời là nơi được nhiều công ty khai thác mỏ chú ý đến. Theo ước tính, có khoảng 10.000 hố phục vụ khảo sát địa chất tại đây.

Nhung
Công viên Tsingy de Bemaraha, Madagascar. Đây được xem là một trong những công viên nguy hiểm nhất trên thế giới với hàng ngàn những khối đá vôi sắc nhọn cao tới 120m. Chúng được hình thành do bị nước biển ăn mòn và trở nên sắc như dao cạo.

Nhung
Do địa hình hiểm trở nên có rất ít nghiên cứu về khu vực này. Những nhà khoa học tới đây khảo sát cũng chỉ tới 1 lần và rất ít người quay trở lại do công việc quá khó khăn. Được biết, Tsingy de Bemaraha có tới hàng trăm loài động thực vật độc đáo không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. 

Nhung
Vùng trũng Afar, châu Phi. Vùng trũng Afar phía Đông châu Phi là nơi mặt đất có thể di chuyển liên tục và các hố sâu thường xuyên xuất hiện bất ngờ. Chỉ trong hai tháng từ tháng 9-11/2005, vùng trũng Afar đã xảy ra 165 trận động đất với cường độ trên 3.9 độ Richter và hàng trăm trận động đất nhỏ khác. 

Nhung
Núi lửa Maly Semiatchik, Nga. Hệ thống núi lửa Maly Semiatchik tại Nga tồn tại một miệng núi lửa vô cùng đặc biệt chứa đầy một loại chất lỏng màu xanh lam tuyệt đẹp gần giống như nước hồ bể bơi. Đây thực chất là một hỗn hợp axit cực mạnh với độ pH chỉ khoảng 0,4, nhiệt độ dao động trong khoảng 40 độ C.

Nhung
Công viên quốc gia Madidi, Bolivia. Công viên quốc gia Madidi, Bolivia là công viên đặc biệt với 3 kiểu khí hậu khác nhau: khí hậu nhiệt đới ở vùng thấp, ôn đới ở độ cao trung bình và khí hậu lạnh ở đỉnh núi phủ tuyết. Phong cảnh nơi đây cũng được đánh giá cao với nhiều thác nước và rừng cây lâu năm. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ đẹp đó là những loài cây kịch độc cùng các loại thú dữ sẵn sàng tấn công người qua lại bất cứ lúc nào. 

Nhung
San Pedro de Atacama, Chile. Khách du lịch khi tới vùng San Pedro de Atacama tại Chile sẽ vô cùng sửng sốt trước cảnh tượng đẹp với mạch nước nóng nghi ngút khói, cánh đồng muối trải dài cùng những ngọn núi thơ mộng. Tuy nhiên, khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt, nắng nóng và khô hạn quanh năm.

Nhung
 Hồ nước sôi, Dominicana. Năm 1997, hồ nước sôi tại Dominicana đã được UNESCO đưa vào danh mục những di sản thiên nhiên của thế giới. Hồ rộng 60m, sâu khoảng 95m. Nước trong hồ có nhiệt độ rất cao, dao động từ 82 tới 95 độ C.

Xuất hiện người tuyết biết nói, dọa nạt người đi đường

Không chỉ biết cử động, người tuyết này còn biết nói và dọa nạt người qua đường vô cùng khiếp sợ mà không kém phần hài hước.

Video: Người tuyết biết nói, dọa nạt người đi đường: