Lý do gì khiến Mỹ “băm nát” tiêm kích F-14 Tomcat?

Để tránh rơi vào tay Iran, Mỹ đã thẳng "băm nát" những chiếc tiêm kích hạm hạng nặng F-14 sau khi loại biên, thay vì tận dụng để bán linh kiện.

Trước Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, chính quyền thân Mỹ ở Iran đã mua 70 chiếc F-14 cùng hơn 400 tên lửa đối không AIM-54 Phoenix từ Mỹ. Toàn bộ số máy bay này được bàn giao từ năm 1976, sau năm 1979, chúng được trang bị cho Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran và hoạt động tới nay.
Không quân Iran đã sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong chiến tranh Iran-Iraq. Tuy nhiên sau 40 năm hoạt động, phi đội F-14 của Iran dần rơi vào tình trạng thiếu phụ tùng thay thế, chính vì vậy họ đã tìm mọi cách để có được nguồn cung linh kiện.

Mỹ phá hủy tiêm kích F-14

Để tránh các linh kiện của những chiếc máy bay F-14 rơi vào tay Iran bằng cách này hay cách khác, Mỹ siết chặt quản lý những chiếc F-14 loại biên và dần tiến hành phá hủy toàn bộ chúng.
F-14 ra đời từ thập niên 1970 và đã có 712 chiếc với đủ các phiên bản được sản xuất. Trong đó nổi tiếng nhất là phiên bản F-14D Super Tomcat. Phiên bản này được nâng cấp cả hệ thống điện tử và động cơ để chúng hoạt động hiệu quả hơn. Được trang bị radar APG-71 với tầm phát hiện mục tiêu lên tới hơn 200km, có thể dẫn đường cho nhiều tên lửa tiêu diệt các mục tiêu cùng lúc.
Thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe khiến chúng có thể mang tải trọng lớn, và dễ dàng cất cánh trên đường băng ngắn. F-14 sở hữu tên lửa đối không tầm xa nhất trong lực lượng Nato và với 34 năm phục vụ, F-14 được vinh danh là một trong số ít chiến đấu cơ vĩ đại nhất nước Mỹ.
Ly do gi khien My
 

Tại sao Liên Xô không luyến tiếc, khi loại biên sớm tiêm kích MiG-23?

Vào cuối thập niên 60, MiG-23 được coi là câu trả lời của Liên Xô cho loại máy bay chiến đấu huyền thoại F-4 Phantom II. Tuy nhiên, sự xuất hiện của MiG-23 là quá muộn, khi bình minh của máy bay chiến đấu thế hệ mới đã xuất hiện.

Tai sao Lien Xo khong luyen tiec, khi loai bien som tiem kich MiG-23?

Con đường phát triển và sản xuất hàng loạt một vũ khí phức tạp như máy bay chiến đấu phản lực, đó là một quá trình khó khăn và quanh co. Từ những khái niệm sai lầm, cho đến việc thực thi kém, thì khả năng thất bại luôn tiềm ẩn đằng sau mọi ngóc ngách.        

Tiêm kích hạm F/A-18 kém hiệu quả, Mỹ định thay bằng loại nào?

Các chuyên gia hàng đầu của Hải quân Mỹ cảnh báo, hiệu suất hoạt động kém hiệu quả của F/A-18E, làm giảm 77% phạm vi hoạt động của các nhóm tấn công tàu sân bay. Vậy Hải quân Mỹ cần một sự thay thế nào cho Super Hornet?

Tiem kich ham F/A-18 kem hieu qua, My dinh thay bang loai nao?

Đi vào hoạt động từ năm 1999, một thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A-18E Super Hornet của Boeing, được chế tạo như một biến thể nặng hơn, của máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet ban đầu.