“Lươn quái vật khổng lồ” sa lưới, khiến ngư dân hết hồn

Đang đánh cá, một ngư dân người Mỹ tình cờ bắt được con lươn sói lớn với ngoại hình vô cùng hung dữ và hàm răng như quái vật. Ai nhìn thấy cũng hoảng sợ.

Ngư dân Nate Iszac, 39 tuổi, tạo dáng chụp ảnh cùng một con lươn sói mà anh bắt được trên vùng biển Bering ở ngoài khơi hòn đảo Akutan của Alaska hồi giữa tháng 3, thu hút sự chú ý của nhiều người.
“Luon quai vat khong lo” sa luoi, khien ngu dan het hon
 Lươn sói mắc lưới ngư dân ở ngoài khơi Alaska. Ảnh: Jam Press.
Hình ảnh sinh vật dài khoảng một mét, sở hữu miệng khổng lồ, cùng bộ hàm mạnh mẽ và răng sắc. Vẻ ngoài dữ dằn của nó khiến nhiều người liên tưởng đến "quái vật" bước ra từ phim khoa học viễn tưởng.
Khi lần đầu nhìn thấy con vật "lạ" này ngư dân Nate Iszac vừa sợ hãi vừa phấn khích. Tuy nhiên sau khi chụp ảnh kỷ niệm, anh đã thả con vật trở lại biển.
Bài đăng trên Facebook cá nhân của Nate hiện thu hút hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận. Cư dân mạng đã bày tỏ sự kinh ngạc khi lần đầu nhìn thấy sinh vật quái dị này.
Được biết, sinh vật "lạ" anh ngư dân bắt được là con lươn sói. Loại sinh vật này là loài lớn nhất trong chi Anarrhichthys, còn được gọi là sói biển hay cá sói. Con trưởng thành có thể dài tới 2,4 m và nặng 18,4 kg.
Chúng là động vật ăn thịt, chuyên sử dụng bộ hàm mạnh mẽ để nghiền nát con mồi có vỏ cứng như trai, ốc, nhím biển và động vật giáp xác.
“Luon quai vat khong lo” sa luoi, khien ngu dan het hon-Hinh-2
 Bộ hàm chắc khỏe của "lươn quái vật khổng lồ".
Trái với hàm răng cùng ngoại hình khủng khiếp, loài lươn sói không hề hung dữ với con người. Các thợ lặn biển đã xác nhận điều đó khi gặp chúng. Bộ hàm chắc khỏe của chúng không chủ đích tấn công bất cứ ai tiếp xúc, chỉ trừ nhím biển và trai, những sinh vật biển vỏ cứng là thức ăn của chúng.
“Luon quai vat khong lo” sa luoi, khien ngu dan het hon-Hinh-3
 Khả năng săn mồi của lươn sói rất điêu luyện.
Loài lươn sói rất chung thủy và có trách nhiệm với gia đình. Thông thường, chúng sẽ sống thành những cặp một vợ một chồng suốt đời, cùng giao phối và nuôi con. Loài cá này thường chọn những hốc đá lạnh lẽo dưới đáy Thái Bình Dương làm nhà.

Chân dung lươn điện mạnh nhất thế giới ở Amazon

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 12/9 trên tạp chí Nature Communications, hai loài lươn điện mới đã được phát hiện ở khu vực nước ngọt trong rừng Amazon, một loài trong đó có khả năng phóng ra dòng điện 860 volt, mạnh nhất từng được ghi nhận trong thế giới động vật.

Chan dung luon dien manh nhat the gioi o Amazon
Electrophorus voltaï 

Được biết đến từ hơn 250 năm trước, cá chình điện hay còn gọi là lươn điện (tên khoa học: Electrophorus electricus) là một loài cá trong họ Cá dao lưng trần (Gymnotidae). Nó có thể phát ra điện để tự vệ và săn mồi.

Trước đây các nhà khoa học xác định lươn điện thuộc đơn loài. Nhưng việc tìm thấy hai loài mới cho thấy sự đa dạng sinh học ở Amazon vẫn chưa được khám phá hết, theo một nghiên cứu được thực hiện ở Brazil, Guyana và Suriname.

"Vẫn có thể tìm thấy những loài cá mới có kích thước tới 2,5 mét trong rừng nhiệt đới Amazon cho thấy vẫn còn rất nhiều loài để khám phá, nhiều trong số đó có thể được sử dụng cho nghiên cứu y học hoặc để thúc đẩy tiến bộ công nghệ", Carlos David de Santana thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington, DC, người đứng đầu nghiên cứu giải thích.

Phát hiện này "củng cố nhu cầu bảo vệ Amazon, khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất trên hành tinh", nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Cá chình điện có một vũ khí săn mồi đáng sợ, đó là cơ quan phát điện của cá được tổng hợp từ 3 phần: phần chính tích điện, phần săn mồi phát động điện và phần đuôi định vị.

Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điểu khiển bởi não cá. Tất cả chỉ diễn ra trong 3 mi li giây (3/1000 giây) nhưng cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không …mệt mỏi! Do đó ít con mồi nào thoát khỏi miệng nó. (Đã có trường hợp một con hoẵng ngã lăn kềnh ra khi ghé miệng uống nước gần chỗ cá chình điện). Người khi bị cá chình phóng điện có thể không chết và gượng dậy thoát được, nhưng nếu chậm chân không ra khỏi vùng nguy hiểm và bị sự phóng điện lặp lại liên tục từ cá, chúng ta có thể bị tử vong.

Ba phần cơ quan phát điện của cá sẽ tạo dòng điện sinh học, dòng điện này hình thành từ các pin sinh học gọi là bản điện.

Giải phẫu học của cá chình điện đã truyền cảm hứng cho nhà vật lý người Ý Alessandro Volta, người phát minh ra pin điện đầu tiên vào năm 1799.

Carlos David de Santana và nhóm của ông đã phát hiện ra hai loài mới này bằng cách nghiên cứu DNA của 107 mẫu vật. Một trong số chúng, được gọi là Electrophorus voltaï, tìm thấy ở rừng Amazon thuộc Brazil, có khả năng phóng ra dòng điện lên tới 860 volt, cao hơn 200 volt so với các loài đã được biết đến.

Hiện tượng này có thể được giải thích bằng sự thích nghi của loài này với môi trường nước của nó, nằm trên vùng cao, nơi độ dẫn điện thấp.

Khoảng 250 loài cá phóng điện sống ở Nam Mỹ. Tất cả đều tạo ra năng lượng điện để giao tiếp hoặc định hướng, nhưng cá chính điện là loài duy nhất sử dụng điện để săn mồi hoặc tự vệ.

Kinh dị "quái vật" biển săn mồi như động vật ngoài hành tinh

(Kiến Thức) - Những con lươn biển có hàm hoạt động độc lập rất dị biệt, khiến nhiều người kinh ngạc. 

Kinh di
 Lươn biển có thể không gây được sự chú ý như cá mập nhưng chúng thực sự là những sinh vật đáng sợ. Hàm của chúng đủ mạnh và sắc để cắt qua xương. Kinh dị hơn, chúng còn có một bộ phận gọi là một hàm hầu, hoạt động độc lập trong miệng. (Nguồn Boredomtherapy)