![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.
Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).
Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…
Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.
Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.
Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.
Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn
Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:
Ngăn ngừa cháy tủ đông
Ngăn ngừa mất độ ẩm
Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.
Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan
Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm
Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:
Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.
Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.
Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.
Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.
Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.
Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.
Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".
Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.
Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.
Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.
![]() |
Gỏi khô bò rất được giới trẻ yêu thích bởi cái vị thơm thơm, mằn mặn dễ ăn. Đặc biệt ai mê ăn vặt thì phải ăn 1 lần 2-3 phần. Sợi đu đủ bào nhỏ giòn tan, cho thêm chút cà rốt sợi, rồi thêm mấy miếng khô bò, rau răm, rau quế nữa là “bá cháy”. |
![]() |
Không thể quên cho thêm đậu phộng rang vào để tăng thêm hương vị beo béo cho món gỏi này. Phải nói hương vị gỏi khô bò là số 1. Hòa cùng nước trộn gỏi dủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt làm nên sức hấp dẫn không thể cưỡng lại khi chỉ nghe tên thôi cũng muốn “chảy nước miếng”. |
![]() |
Gỏi bồn bồn: Bồn bồn là loại cây dại có rất nhiều ở vùng đất thấp, nhiều phèn mặn. Người miền Tây Nam Bộ rất sành món gỏi này. Sau khi hái bồn bồn về, người ta chọn ra phần tươi non như thân, lá, gốc rửa sạch rồi chế biến gỏi bồn bồn. |
![]() |
Cách làm món gỏi cũng không khó nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ, cẩn thận. Bồn bồn làm sạch sẽ, tước nhỏ, trộn với một lượng vừa đủ tỏi, ớt, đường. Đơn giản thế thôi mà cũng hội tụ đủ các vị ngon trên đời như chua, cay, mặn, ngọt. Món này bạn có thể kết hợp với tôm, thịt ba chỉ để trọn vẹn hơn hương vị đậm đà. |
![]() |
Gỏi sầu đâu: Món gỏi nghe tên thấy buồn buồn này lại là đặc sản khiến thực khách bốn phương nhớ mãi về ẩm thực miền Tây. Sầu đâu có hương vị kì lạ là đắng chát rất khó ăn, ấy vậy mà khi đem đi trộn gỏi thì đã khiến biết bao người "phải lòng". |
![]() |
Sau khi trụng sơ qua nước sôi thì lá sầu đâu sẽ trộn cùng cà chua, dưa leo, xoài và thấm đều cùng nước me chua ngọt. Nhờ thế mà hương vị nguyên bản của sầu đâu không còn để nhường chỗ lại cho hậu ngọt, bùi bùi lạ miệng. Gỏi sầu đâu ngon thì không thể thiếu khô cá lóc, khô dai dai mằn mặn làm món ăn như được nâng tầm. |
![]() |
Gỏi củ hũ dừa: Nhắc đến gỏi Nam Bộ mà bỏ qua củ hũ dừa là thiếu sót lớn. Củ hũ dừa là phần thân non giòn ngon màu tắng của cây dừa. Nó rất giàu dinh dưỡng nên ăn rất tốt. Củ hũ dừa trộn gỏi là món ăn được người dân miền Nam nước ta yêu thích bậc nhất. |
![]() |
Củ hũ dừa được thái miếng dài mỏng vừa ăn, sau khi được trộn với nước mắm chua ngọt cùng các nguyên liệu như tôm tươi, thịt ba chỉ sẽ được rắc thêm ít rau răm, hành phi, đậu phộng rang lên trên. Đợi gia vị thấm là có thể thưởng thức ngay. Củ hũ dừa giòn giòn quyện với gia vị chua cay hấp dẫn. |
![]() |
Món gỏi rau nhút hải sản có nguyên liệu rất dễ tìm với rau nhút, tôm, mực. Sau khi được sơ chế tất cả sẽ được trộn đều cùng rau răm, dậu phộng, nước cốt chanh, tiêu, tỏi, ớt băm, nước mắm, muối, đường… gia giảm sao cho vừa ăn. |
![]() |
Gỏi cóc chua cay: Món gỏi cóc không biết từ bao giờ lại trở nên phổ biến ở Nam Bộ. Nó được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản miệt vườn. Gỏi cóc với các nguyên liệu đơn giản gồm quả cóc xanh, không quá già, tôm khô, nước mắm chua ngọt và rau răm. Cóc bào nhỏ, cho tôm khô đã ngâm vào rồi trộn với nước mắm. |
![]() |
Ở miền Tây Nam Bộ người ta còn cho thêm cá khô hay khô mực vào ăn cũng hấp dẫn không kém. Khi ăn gỏi cóc có vị chua chua, giòn giòn đặc trưng của cóc, cay cay của rau răm, mặn ngọt của nước mắn. Tuy dân dã nhưng gỏi cóc lại phù hợp với khẩu vị của rất nhiều người. |
![]() |
Gỏi tôm mực chua cay: Món gỏi tôm mực chua cay ở miền Nam rất được ưa chuộnh bởi nguyên liệu món này giòn ngon, lạ miệng, hấp dẫn và rất dễ ăn. Gỏi tôm mực chua cay là sự kết hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng của mực tươi, hành tây, màu đỏ của tôm luộc và màu xanh mát mắt của rau cần, dưa chuột. Hòa quyện lại với nhau bởi nước trộn gỏi cay nồng, chua chua, thoang thoảng ngòn ngọt. |
![]() |
Gỏi gà chặt: Món gỏi gà chặt nghe có vẻ cầu kì nhưng lại rất dễ chế biến nên bất kỳ ai cũng có thể tự tay làm. Nguyên liệu quan trọng nhất của món gỏi đặc trưng này là thịt gà luộc. Gà nên chọn gà ta, chắc thịt. Gà luộc cho thêm chút muối, chút đường rồi luộc vừa chín tới cho thịt mềm, không bở. |
![]() |
Thái nhỏ các loại rau bắp cải, hành tây, bắp sen non, rau răm….Làm một chén nước trộn gỏi với tỏi, ớt, chanh, đường, nước mắm cho vừa ăn rồi rưới đều lên, trộn tất cả với nhau cho đều tay rồi thưởng thức. Món này hay ăn kèm với bánh phồng tôm hay bánh tráng nướng. Vị gà thấm nước trộn, rau tươi ngon không ngán, đáng là một món phải ăn. |
![]() |
Gỏi vịt là một trong những món gỏi phổ biến rộng rãi nhất tại mảnh đất phía Nam với: gỏi vịt bắp cải, gỏi vịt hoa chuối,… Miếng vịt ngọt nạc thịt, ít mỡ, được bóp với nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng riêng của món ăn, nước chấm có gừng ăn rất ấm bụng. Ảnh: Internet. |
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.