Lực lượng đặc nhiệm Pháp đã tới Libya đánh IS?

(Kiến Thức) - Các hình ảnh vệ tinh do trang Stratfor công bố chỉ ra rằng, dường như lực lượng đặc nhiệm Pháp đã tới Libya để giúp đánh IS.

Video Nga không kích IS ở Syria (Nguồn videoL MailOnline):
Những tấm ảnh vệ tinh chụp hôm 1/3 do AllSource and Airbus cung cấp và trang Stratfor công bố cho thấy rằng, có thể lực lượng đặc nhiệm Pháp đã tới Libya.
Các hình ảnh vệ tinh đó được xem là bằng chứng để củng cố cho tin đồn lan rộng mấy tuần gần đây rằng, có một lực lượng đặc nhiệm phương Tây đã được triển khai tới căn cứ không quân Benina, gần Benghazi.
Luc luong dac nhiem Phap da toi Libya danh IS?
 Ảnh chụp bài viết của Startfor.
Còn trang tin tình báo Stratfor chỉ rằng, nhóm lực lượng đặc nhiệm có mặt ở Libya đó là do Pairs phái đến.
Những bức ảnh cho thấy, phạm vi an ninh quanh nhiều cơ sở hạ tầng ở căn cứ Benina đã được tăng cường. Và theo Startfor, các biện pháp an ninh tăng cường như vậy là một bằng chứng điển hình của việc lực lượng đặc nhiệm phương Tây hoạt động ở các khu vực xung đột.
Hôm 24/2, tờ báo Le Monde đưa tin bài viết có nội dung rằng, Pháp đang khởi động “một cuộc chiến bí mật” ở Libya do chính Tổng thống Hollande ủy nhiệm.
Có nhiều thông tin rằng, lực lượng vũ trang thiện chiến và thành viên Tổng Cục An ninh Đối ngoại Pháp (DGSE) đã được cử tới Libya để giúp các đơn vị địa phương đối phó với phiến quân IS.
Chưa kể, cuối tháng 2/2016, hai quan chức quân đội Libya đề nghị giấu tên xác nhận, lực lượng đặc nhiệm Pháp đào tạo và hỗ trợ cho quân đội Libya trong cuộc chiến chống IS đã được 2 tháng.
Pháp và các cường quốc phương Tây khác đã có lần bày tỏ sự sẵn sàng can thiệp quân sự ở Libya để giúp đánh IS. Tuy nhiên, họ khẳng định, chiếc dịch này sẽ chỉ được khởi động một khi chính phủ đoàn kết dân tộc Libya được thành lập.

CHDCND Triều Tiên hiện không còn gì để mất

(Kiến Thức) - Nghị quyết 2270 của Liên Hợp Quốc không loại bỏ được các mối đe dọa hạt nhân vì CHDCND Triều Tiên đã ở bước đường cùng, không còn gì để mất nữa.

Đó là nhận định của giáo sư Andrei Lankov, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul.
Lần thứ hai chính phủ CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) nói với thế giới rằng nước này sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Theo tuyên bố chính thức, Các lực lượng vũ trang Triều Tiên "có một kế hoạch tác chiến riêng để giải phóng miền nam Triều Tiên và tấn công lục địa Mỹ".

Nhìn lại động đất-sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản

(Kiến Thức) - Trận động đất-sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hơn 12 nghìn người ở Nhật Bản.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban
Năm năm sau thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản  nỗi đau của những người ở lại dường như vẫn chưa nguôi. Ảnh: Sóng thần đổ bộ thành phố Miyako, tràn qua bờ đê và khiến đường phố ngập lụt ở tỉnh Iwate sau trận động đất mạnh 9 độ Richter làm rung chuyển khu vực này ngày 11/3/2011.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-2
Người dân sợ hãi khi trận động đất làm trần nhà trong hiệu sách ở Sendai rơi từng mảng.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-3
Các bể chứa khí gas tự nhiên bốc cháy tại nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba, gần thủ đô Tokyo.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-4
Sóng thần đổ bộ vào bờ biển Minamisoma ở tỉnh Fukushima. Bức ảnh do Sadatsugu Tomizawa chụp ngày 11/3/2011 đã nói lên sức tàn phá khủng khiếp của thảm họa kép ở Nhật Bản.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-5
Sóng thần cuốn trôi những ngôi nhà ở thành phố Natori, miền đông bắc Nhật Bản.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-6
Cơn sóng thần có sức mạnh hủy diệt tấn công bờ biển đông bắc đất nước “Mặt trời mọc” ngày 11/3/2011.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-7
Đường phố biến thành sông ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-8
Sân bay Sendai bị trận sóng thần càn quét 5 năm về trước.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-9
Con sóng cuồn cuộn “nuốt chửng” mọi phương tiện, nhà cửa ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Bức ảnh do Hiroshi Kawahara, một quan chức Sendai, chụp ngày 11/3/2011.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-10
Quang cảnh ở cảng Onahama tại thành phố Iwaki, miền bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-11
Nhiều ngôi nhà bốc cháy và bị nước biển cuốn trôi trong thảm họa động đất-sóng thần ở thành phố Natori, miền đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-12
Đất nước Nhật Bản dần hồi sinh 5 năm sau thảm họa kinh hoàng nhưng gần 100 nghìn người vẫn phải sống trong cảnh sơ tán. Khi đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã phải tạm thời đóng cửa. Ảnh: Các nhân viên Công ty Điện lực Tokyo TEPCO làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 25/2/2016.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-13
Những vật dụng cá nhân ngổn ngang trong ngôi nhà bỏ hoang ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukusima Daiichi ở Minamisoma, Fukushima, ngày 26/2/2016.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-14
Chiếc ô tô bị bỏ lại trong khu đất trống gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Tomioka ngày 26/2/2016.

Nhin lai dong dat-song than kinh hoang o Nhat Ban-Hinh-15
Một nghĩa trang ở gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Namie. Ảnh chụp ngày 26/2/2016.