Lời hóa giải bất ngờ sau 5 năm chồng giận không nói câu gì

(Kiến Thức) - Hôn nhân của họ không chìm trong giông bão, nó phẳng lặng như nước mặt hồ nhưng họ vẫn không nói chuyện với nhau suốt 5 năm trời.

Yêu nhau được 5 năm, Hưng và Hà kết thúc bằng một đám cưới hạnh phúc. Ai cũng mừng cho cặp đôi trai tài gái sắc, mối tình đầu mà đến được với nhau. Tuy nhiên, sau khi những đứa con ra đời thì quan hệ vợ chồng của họ đổi khác. Không có nội ngoại đỡ đần cộng với sự thiếu kinh nghiệm nuôi trẻ khiến việc chăm sóc con cái cứ rối tung cả lên. Lúc đó, Hà phải nghỉ hẳn làm để chăm sóc con, gánh nặng kinh tế lúc này dồn hết lên đôi vai của chồng. Tình yêu của Hà lúc này cũng không dành trọn vẹn cho chồng nữa, cô chuyển tình yêu sang hai đứa con khiến Hưng có phần hụt hẫng, cảm thấy vợ cách xa.
Loi hoa giai bat ngo sau 5 nam chong gian khong noi cau gi
Suốt 5 năm trời, cuộc nói chuyện giữa họ chỉ mình cô độc thoại. 
Những tưởng khi hai con đến tuổi đi nhà trẻ, hôn nhân của họ sẽ được cải thiện nhưng không. Con đi học thì cũng đến lúc Hà phải quay lại làm việc, cùng chồng nuôi sống gia đình. Cuộc sống bộn bề bao lo toan khiến họ không thường xuyên tâm sự với nhau như lúc yêu nữa. Hưng đi làm về lại chúi đầu vào máy tính làm thêm, Hà thì lo tắm rửa cho các con, nấu nướng rồi lại dạy dỗ con cái học bài. Những câu chuyện vụn vặt chỉ đôi ba câu trong bữa ăn, trước lúc đi ngủ. 
Đi làm lại, cô thấy thật phấn khởi, như mình trẻ ra được vài tuổi, sống lại cái thời cô chưa có gia đình, sinh con. Hà như chim được thả về trời, cô hoạt bát hẳn lên, về nhà cũng chịu khó nói chuyện với chồng hơn. Cô nấu mấy món Hưng thích, không khí có vẻ được cải thiện hơn. Nhưng rồi cái vụ xe hỏng làm cho gia đình đâu lại vào đó. Chẳng là mấy hôm xe hỏng, cô gọi cho chồng không được đành phải nhờ cậu em cùng phòng chở mình về. Hưng biết vợ mình chẳng có cái tính bồ bịch nhưng trong lòng vẫn khó chịu khi thấy vợ mình cười nói như thể nhà mình có đám hỏi vậy.  Hà chẳng nhận ra điều đó ở chồng, cô bận nhiều việc ở công ty, gặp lại bạn bè, gặp gỡ những đồng nghiệp mới với những mối quan hệ mới. Điều đó càng làm Hưng không vui, vợ hỏi gì anh cũng gắt gỏng không hài lòng. Anh chỉ muốn vợ ở nhà an phận thủ thường như ngày xưa, dành hết tình yêu cho chồng con. 
Suốt những tháng ngày sau, giữa họ là khoảng không yên lặng, chỉ có tiếng cười của bọn trẻ và giữa hai vợ chồng không tồn tại cuộc trò chuyện nào. Hà thấy chồng mình lạnh lùng cũng cố gắng bắt chuyện nhưng đổi lại chỉ là thái độ gắt gỏng hoặc những cái lắc và gật. Cô không biết phải làm sao để cải thiện cuộc sống gia đình mình. Giá như chồng cô cứ to tiếng, chua ngoa chửi bới vợ còn thì ngôi nhà còn có màu sắc. Đằng này, trong ngôi nhà vắng lặng, họ lặng lờ hết vào lại ra, hai đứa con cũng hết ra lại vào. Hai vợ chồng chẳng vui mà cũng chẳng buồn, họ chỉ “buồn buồn ngồi đó”. Cứ thế, cuộc sống gia đình như cơm nguội kéo dài suốt 5 năm, trở thành một thói quen cố hữu. Chẳng ai thiết tha tâm sự với ai điều gì nữa. Thế nhưng cả hai vẫn sống với nhau trong một gia đình, không hề có mối quan hệ ngoài luồng. Hưng vẫn trọn bổn phận làm chồng, mỗi tháng tiền lương của anh chuyển vào tài khoản của vợ để nuôi nấng con cái, Hà vẫn làm tròn bổn phận của người vợ, bổn phận làm dâu đối nội đối ngoại và dạy con nên người.
Hôm nay là sinh nhật con đầu tròn 10 tuổi, Hà ra tiệm mua một chiếc bánh sinh nhật. Đứng chờ một gia đình chọn bánh, cô chợt thấy hình ảnh của gia đình mình những năm về trước, chồng bế đứa con nhỏ thỏ thẻ hạnh phúc, vợ chỉ trỏ tranh cãi với chồng về mẫu bánh này bánh nọ, rồi cả gia đình họ cùng cười với nhau. Cô sực tỉnh giấc trở về với thực tại, đã từ rất lâu vợ chồng cô không nói chuyện với nhau câu nào. Trong đầu Hà đặt ra muôn vàn câu hỏi, tại sao lại như vậy?  Cô lục lại trong trí nhớ câu chuyện cuối cùng của hai vợ chồng và không tài nào nhớ nổi. Thời gian trôi qua quá lâu mà vợ chồng cô vẫn không cải thiện được mối quan hệ gia đình. Đây là cuộc hôn nhân ư? Cô sẽ phải tìm cách nào đó hóa giải nỗi niềm của cả hai người.
Hà đến trường đón con sớm, dọn nhà cửa sạch sẽ, mua một bó hoa cắm vào lọ để trong phòng khách, chuẩn bị bữa cơm thật thịnh soạn, nấu những món ăn ngày xưa anh thích và mặc bộ váy thật đẹp. Hưng về đến đầu ngõ đã thấy nhà mình sáng đèn, bước vào nhà mâm cơm đã dọn sẵn, đã lâu mới thấy cảm giác ấm áp như thế này. Vợ anh cũng lâu lắm mới diện một bộ đồ đẹp. Anh đang ngạc nhiên nghĩ nhà mình có khách thì Hà đã chạy ra cầm túi xách và kéo anh vào nhà "để em cầm cho, chồng đi tắm rửa rồi ăn cơm". cả bữa cơm hôm đó, Hà như hoạt náo viên pha trò nói chuyện với các con và chồng. Hưng vẫn vậy, ậm ờ như mọi khi, nhưng để ý kỹ sẽ thấy miệng anh khẽ nhếch lên mỉm cười.
Ăn xong, Hà rủ chồng cô đi dạo, anh chẳng nói gì, cô vẫn kéo anh đi rồi anh cũng chấp nhận. Hai người về lại con đường xưa thường hay hẹn hò. Đi bên nhau im lặng một lát, Hưng mới mở lời xin lỗi vợ. Hưng nói rằng, suốt những năm qua anh rất biết ơn cô đã nuôi dạy con ngoan và là một người vợ tốt. Rằng anh đã muốn mở lời với vợ từ lâu nhưng cái tôi của anh quá lớn, anh không tìm ra được dịp nào thích hợp cả. 5 năm anh không thèm nói chuyện với cô một lời chỉ bởi lý do ấm ức ghen tuông khi thấy vợ mình đi làm vui vẻ hơn những lúc ở nhà, anh cũng ích kỷ chỉ muốn cô toàn tâm toàn ý với chồng con. Sự việc đơn giản chỉ có vậy thôi mà vợ chồng họ đã phí mất 5 năm sống cùng nhau. Hà mừng lắm, mọi giận hờn, u uất trong 5 năm đã được gỡ rối, từ nay hai vợ chồng cô sẽ cố gắng không để phí một giây phút nào nữa của cuộc đời.

Ảnh hiếm về quân Mỹ khốn cùng trên chiến trường Khe Sanh

(Kiến Thức) - Trong hơn 2 tháng bị bao vây, có lúc người Mỹ đã lo sợ Khe Sanh sẽ trở thành một trận địa mà Việt Nam sẽ quyết đánh như Điện Biên Phủ.

Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh
 Gần đây mạng Tencent của Trung Quốc đã đăng một loạt ảnh màu về chiến dịch Khe Sanh. Mạng này viết: Trận Khe Sanh là một trận chiến lớn trong chiến tranh Việt Nam, địa điểm tại tỉnh Quảng Trị từ tháng 1 năm 1928 đến tháng 4/1968. Trong trận chiến này, 3 sư đoàn của quân đội nhân dân Việt Nam đã bao vây và pháo kích lực lượng thủy quân lục chiến của Hải quân Mỹ.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-2
 Quân Mỹ dựa vào ưu thế hỏa lực đã kiên trì cố giữ trận địa. Sau 77 ngày bao vây, Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch. Trận Khe Sanh là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-3
 Chiến dịch Khe Sanh thường được mô tả như một trận đánh với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ thuần khiết nhưng thực chất nó không phải như vậy. Lực lượng Mỹ trong chiến dịch này bao gồm cả sư đoàn 1 kỵ binh được phái đến Khe Sanh để giảm áp lực cho thủy quân lục chiến.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-4
 Bên cạnh đó còn có cả các đơn vị biệt kích Mỹ và binh sỹ Sài Gòn tham gia. Thêm nữa còn có cả sự yểm hộ từ không quân Mỹ, không quân hải quân Mỹ và không quân chính quyền Sài Gòn trong các phi vụ oanh tạc và trinh sát và tải thương...
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-5
 Sau khi giải vây Khe Sanh, quân Mỹ đã điều chỉnh lại bố phòng ở đây. Chỉ huy lực lượng Mỹ ở đây là Thiếu tướng William. B. Rosen và Thiếu tướng Thủy quân lục chiến Robert. E. Cashman đã đề xuất kế hoạch rút quân khỏi Khe Sanh. Ngày 5/7/1968, quân Mỹ chính thức đóng cửa căn cứ này.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-6
Lính Mỹ trên trận địa Khe Sanh. Theo Wikipedia, ước tính trong toàn chiến dịch, phía Mỹ đã thương vong trên 12000 người còn phía Việt Nam tổn thất khoảng 9000 người. 
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-7
 Lính Mỹ nghỉ ngơi ngay trên vị trí chiến đấu trong một thời gian chiến trường im ắng. Trong khi quân đội Mỹ tuyên bố chiến thắng ở Khe Sanh nhưng thông tin trên báo lại khẳng định họ phải là người rút khỏi đây. Để lấp liếm thất bại, bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã cố giải thích rằng việc rút khỏi Khe Sanh là do đối phương đã thay đổi chiến thuật.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-8
 Binh lính bị thương đang nằm trên cáng chờ trực thăng tải thương. 

Loạt ảnh đặc biệt về đường Trường Sơn năm 1989 (1)

(Kiến Thức) - Philip Jones Griffiths là một trong những phóng viên ảnh nổi bật của cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1989, ông đã quay trở lại tuyến đường Trường Sơn huyền thoại...

Loat anh dac biet ve duong Truong Son nam 1989 (1)
Một cựu binh từng lái xe trên đường Trường Sơn đứng bên một miệng hố bom ngập nước chứa các vỉ sắt không quân Mỹ dùng cho đường băng dã chiến, được quân Giải phóng tái sử dụng làm tấm lót cho những con đường trơn trượt lầy lội do Mỹ rải hóa chất ở Trường Sơn. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com