Lốc xoáy plasma chưa từng thấy của Mặt Trời có gây hại tới Trái Đất?

Toàn bộ cảnh tượng lốc xoáy plasma kéo dài khoảng 8 giờ đã được ghi lại bởi Đài quan sát Động lực học mặt trời của NASA.

Các nhà khoa học nói rằng họ chưa nhìn thấy bất cứ hiện tượng nào giống như vậy trước đây. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu cho biết lốc xoáy plasma này hoạt động cũng tương tự như xoáy cực của Trái Đất.
Các "xúc tu" plasma phổ biến hơn khi chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời đang dần đạt mức cực đại (vào năm 2025). Trong vài tháng qua, ngôi sao mẹ của Trái Đất đặc biệt mạnh mẽ.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, bản thân các dải plasma không gây ra mối đe dọa nào cho Trái Đất, nhưng chúng có thể dẫn đến việc giải phóng các đốm plasma và từ trường khổng lồ chuyển động nhanh, được gọi là hiện tượng phun trào vành nhật hoa. Nếu một trong những đốm tích điện này hướng về Trái Đất, nó có thể làm hỏng các vệ tinh, gây ra sự cố lưới điện trên diện rộng và tạo nên cực quang nhiều màu sắc có thể nhìn thấy được ở các vĩ độ thấp hơn nhiều so với thông thường.

Sắm lễ cầu tình duyên ngày Valentine ở chùa Hà, đừng quên hoa hồng

Trước ngày lễ tình yêu (Valentine) 14/2, nhiều bạn trẻ đã tới chùa Hà dâng lễ với mong muốn tình duyên thuận lợi. Lễ vật cầu duyên gồm vàng, hương… và không thể thiếu hoa hồng.

Sam le cau tinh duyen ngay Valentine o chua Ha, dung quen hoa hong

Cứ đến ngày cận Valentine (lễ tình yêu) 14/2, các bạn trẻ lại đổ xô đến chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để dâng lễ cầu duyên.

Sam le cau tinh duyen ngay Valentine o chua Ha, dung quen hoa hong-Hinh-2

Những ngày này, du khách tới chùa Hà phần lớn đều là người trẻ. Mỗi người đều có mong ước tìm được ý trung nhân, hạnh phúc trong chuyện tình cảm.

Thanh kiếm "bất tử" ở Trung Quốc, hơn 2.000 năm vẫn sắc lẹm

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn khiến các nhà khoa học ngạc nhiên vì dù trải qua hơn 2.000 năm thăng trầm, vũ khí này vẫn rất sắc bén.

Thanh kiem
 Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ tại huyện Giang Lăng thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/1965, khi cổ vật này được đặt trong bao kiếm làm bằng gỗ sơn mài nằm ở bên trái một bộ hài cốt.