Lộ xe trinh sát tối tân Nga cho chiến tranh hóa học

(Kiến Thức) - Các đơn vị thuộc Quân khu phía Đông của Nga vừa được huấn luyện vận hành với mẫu xe trinh sát phòng hóa RHM-5.

Theo trang tin quân sự Army Recognition đưa tin cho hay, các đơn vị phòng hóa của Quân đội Nga thuộc Quân khu phía Đông trong đợt huấn luyện gần đây ở vùng Transbaikalia đã đưa vào vận hành các đơn vị xe trinh sát phòng hóa RHM-5 "Povozka D-1" đầu tiên vốn được Quân đội Nga đưa vào trang bị chính thức từ cuối năm 2011.
Xe trinh sát phòng hóa RHM-5 không chỉ được trang bị cho các đơn vị mặt đất của Quân đội Nga mà nó còn có thể được lực lượng đổ bộ đường không của nước này sử dụng, do được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép đổ bộ đường không BMD-3 vốn đang được Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga sử dụng.
Do được phát triển dựa trên BMD-3 nên việc vận hành và bảo dưỡng RHM-5 được đánh giá là khá dễ dàng mặc dù nó có nhiều điểm khác biệt so với BMD-3. Tháp pháo tự động 30mm của BMD-3 được loại bỏ thay vào đó là một tổ hợp súng máy 7.62mm cùng một đèn quan sát hồng ngoại cùng hệ thống bảo vệ phòng hóa và thiết bị phát hiện vũ khí sinh hóa học.
Lo xe trinh sat toi tan Nga cho chien tranh hoa hoc
Xe trinh sát phòng hóa RHM-5 "Povozka D-1" của Quân đội Nga.
Trang thiết bị điện tử chính của xe phòng hóa RHM-5 gồm hệ thống định vị vệ tinh Glonass cùng một hệ thống máy tính xử lý trung tâm.
Đợt huấn luyện ở Transbaikalia có sự tham gia của khoảng 200 binh sĩ và 15 phương tiện và thiết bị quân sự đặc biệt thuộc biên chế Quân khu phía Đông của Nga, nội dung chính của đợt huấn luyện lần này là giúp các binh sĩ Nga làm quen với các thiết bị quân sự mới được đưa trang bị cũng như nâng cao khả năng chống lại các loại vũ khí hóa học.
Lực lượng Phòng vệ Phóng xạ, Hóa chất và Sinh học của Nga (RChBD) là một trong những đơn vị đặc biệt của Quân đội Nga có nhiệm vụ chính là giúp các đơn vị chiến đấu mặt đất của Nga phòng ngừa hoặc vô hiệu hóa các loại vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao và một số loại vũ khí khác của đối phương. Thậm chí các đơn vị của RChBD còn có thể hoạt động trong cả môi trường ô nhiễm phóng xạ ở mức độ cao.

Hàng loạt pháo phản lực Trung Quốc “đổ” vào Peru

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa chính thức chuyển giao các tổ hợp pháo phản lực Type 90B 122mm cho Quân đội Peru trong một buổi lễ vào hôm 18/7.

Hang loat phao phan luc Trung Quoc
Mạng quân sự Sinađưa tin, Quân đội Peru đã chính thức tiếp nhận lô pháo phản lực Type 90B 122mm từ Trung Quốc trong một buổi lễ có sự tham gia của Tổng thống Peru Ollanta Humala.

Tàu vũ trụ chở Phạm Tuân hành trình như thế nào?

(Kiến Thức) - Hành trình 8 ngày lên vũ trụ của phi hành gia Phạm Tuân và đồng đội là một loạt những quá trình di chuyển phức tạp.

* Nội dung bài viết tham khảo từ thông tin của TS.Hàn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu không gian, Viện khoa học Việt Nam.

Ngày 23/7/1980, tàu vũ trụ Soyuz 37 chở theo phi hành gia Phạm Tuân và Gorbatko cất cánh từ trung tâm phóng tàu Baikonur bay vào không gian. Sự kiện này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia Xã hội Chủ nghĩa thứ 7 và là quốc gia châu Á đầu tiên có người bay vào vũ trụ.

Vậy chuyến hành trình đó diễn ra như thế nào?

Nhân kỷ niệm 35 năm chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng phi công Phạm Tuân, Kiến Thức giới thiệu tới bạn đọc hành trình bay lịch sử này: