Lộ danh sách tên lửa đạn đạo Trung Quốc duyệt binh 3/9

(Kiến Thức) - Tại lễ diễu binh ngày 3/9 mừng ngày chiến thắng phát xít tới, Trung Quốc sẽ trình diện trước công chúng loạt tên lửa đạn đạo mới “hàng khủng”.

Tờ Jane’s cho biết, các hệ thống vũ khí Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 8/2015 để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày 3/9 tại Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Trung Quốc chiến thắng Phát xít. Đây cũng là lần đầu tiên công chúng nước này được chiêm ngưỡng một số hệ thống tên lửa mới đang phục vụ trong Quân đoàn Pháo binh số 2 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Lo danh sach ten lua dan dao Trung Quoc duyet binh 3/9
 Hệ thống tên lửa đạn đạo DF-16.
Các hệ thống đó rất có thể sẽ gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15B; tầm trung DF-16, DF-21C, DF-26; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5B, DF-31A và tên lửa hành trình tấn công mặt đất DF-10.
Một trong những hệ thống tên lửa có lẽ được lộ rõ nhất là DF-26. Đây là loại tên lửa có phạm vi hoạt động từ 3.000-4.000 km. Trước đây các hình ảnh về xe mang ống phóng DF-26 dạng TEL đã được tiết lộ cho thấy nó được Tập đoàn Công nghệ và Khoa học hàng không vũ trụ (CASC) Trung Quốc sản xuất. Hệ thống này được thiết kế bánh lốp 12 x 12, lần đầu lộ diện vào tháng 2/2013, dựa trên khung gầm xe tải HTF5680 do Tập đoàn Tai’an thuộc CASC sản xuất.
Lo danh sach ten lua dan dao Trung Quoc duyet binh 3/9-Hinh-2
Các xe chở hệ thống tên lửa đạn đạo DF-5B.
Giống với tất cả các hệ thống tên lửa khác tại buổi diễn tập diễu binh, tên lửa đạn đạo DF-26 được bao phủ che kín các chi tiết. Tuy nhiên, quan sát bên ngoài cho thấy DF-26 thuộc loại tên lửa ba tầng với phần mũ chụp dài có khả năng tên lửa được tích hợp các hệ thống dây dẫn đường giai đoạn cuối.
Vào tháng 3/2013, tờ The Washington Free Beacon cho rằng đây có thể phiên bản tên lửa DF-26C. Vì trước đó phiên bản có hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối của DF-21 cũng được gọi là DF-21C.
Tuy nhiên, trong thực tế tên lửa DF-15B cũng là biến thể hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối nhưng cũng không có định danh “C”. Điều này chứng tỏ không phải lúc nào định danh “C” cũng đi kèm với đặc điểm hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối. Song Jane’s cho rằng DF-26C nên được trang bị loại đầu đạn có dẫn đường ở giai đoạn cuối. Điều này cũng có thể giống với tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.
Lo danh sach ten lua dan dao Trung Quoc duyet binh 3/9-Hinh-3
Tên lửa DF-10.
Tuy nhiên, hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn chạy bằng nhiên liệu rắn DF-41 mới của CASC sẽ không xuất hiện trong đội hình vũ khí diễu binh lần này của Trung Quốc. Các trang tin của Trung Quốc cho biết, thay vào đó sẽ là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn loại cũ hơn DF-5B. Đây là phiên bản cải tiến trang bị ba hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân của loại tên lửa DF-5A được phóng từ hầm với phạm vi hoạt động 12-15 nghìn km.
Lo danh sach ten lua dan dao Trung Quoc duyet binh 3/9-Hinh-4
Tên lửa đạn đạo DF-26.
Cũng xuất hiện chính thức lần đầu tiên trước công chúng là tên lửa đạn đạo DF-16 do CASC sản xuất. Loại tên lửa này có phạm vi hoạt động từ 800-1.000 km. Nó được mang trên một hệ thống xe chở ống phóng TEL do Tập đoàn Sanjiang sản xuất. 
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu âm mới YJ-12 của Hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện tại lễ diễu binh. Hệ thống này tương tự như loại Kh-31 Zvezda của Nga. YJ-12 ước tính có phạm vi từ 250-400 km và tốc độ tối đa 2.5 Mach. Đây là loại tên lửa được trang bị trên máy bay H-6G của Trung Quốc.

Khám phá loạt chiến đấu cơ Mỹ tồi nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Trong thập niên 1950, Mỹ đã dự định sản xuất một loạt máy bay chiến đấu để đời mang tên Century Series nhưng kết quả lại là những máy bay rất tệ.

Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai
Theo đánh giá của tạp chí National Interest, trong top 5 chiếc máy bay tồi tệ nhất mọi thời đại thì loạt máy bay chiến đấu F-100, F-101, F-102, F-104, F-105, F-106 được gọi là Century Series đã được xếp ở vị trí thứ 3. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-2
Hầu hết các máy bay chiến đấu trong Series này được phát triển vào thời mà Không quân Mỹ vẫn bị chi phối bởi những cán bộ máy bay ném bom chiến lược và mối quan tâm chủ yếu của họ là chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-3
Bởi thế Chỉ huy hàng không chiến thuật Mỹ đã cố gắng để giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho các máy bay giống như khả năng của máy bay “chiến lược” với việc tập trung vào hệ thống đánh chặn mà có thể tiêu diệt các máy bay ném bom của Liên Xô đồng thời cũng tạo cho nó khả năng mang được vũ khí hạt nhân. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-4
 Tuy nhiên, loạt máy bay chiến đấu Century chỉ có chiếc F-100 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 đầy đủ,. Phần còn lại là một mớ những rắc rối giữa khái niệm chiến lược và công nghệ. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-5
Theo trang Hubpages, chiếc F-100 đã có một số lượng hao hụt rất cao trong quá trình vận hành của mình. Người ta thống kê rằng trong suốt thời gian quân đội Mỹ sở hữu F-100, họ đã mất 889 chiếc loại này cùng với 324 phi công. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-6
 Chiếc F-101 Voodoo là một máy bay đánh chặn chuyển đổi thành một chiếc tiêm kích – bom, ý tưởng được đánh giá là gần như không có ý nghĩa. Vì thế sau này nó chủ yếu hoạt động như một máy bay trinh sát.
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-7
Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Nó cũng là máy bay đầu tiên sử dụng cánh tam giác và cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ sử dụng vũ khí hoàn toàn là tên lửa. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-8
F-102 đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956, nhưng theo National Interest, nó hoạt động không đầy đủ trong vai trò là một chiếc máy bay đánh chặn kiêm tiêm kích bom. Nó chỉ xuất hiện một thời gian ngắn khi tham chiến ở Việt Nam trước khi được đưa trở thành mục tiêu bay không người lái. 
Kham pha loat chien dau co My toi nhat moi thoi dai-Hinh-9
 F-104 được đưa vào phục vụ từ năm 1959 và nổi bật ở đặc điểm có thể bay ở độ cao 103.395 feet (khoảng 30 km) và tốc độ leo cao 48.000 feet/phút tức là gần 15 km/phút. Nó cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên có thể duy trì tốc độ Mach 2.

Săm soi dàn “mắt thần” tối tân do Viettel chế tạo

(Kiến Thức) - Đài radar do Viettel chế tạo có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa ở độ cao thấp - trung, cung cấp thông tin tới các tổ hợp tên lửa phòng không.

Sam soi dan “mat than” toi tan do Viettel che tao
Tổ hợp đài radar do Viettel chế tạo hoàn toàn trong nước, tất nhiên vẫn sử dụng một số linh kiện nhập khẩu. Hệ thống radar này cho phép phát hiện các mục tiêu trên không và cung cấp thông tin phần tử mục tiêu tới các tổ hợp tên lửa phòng không.