Liều mình đưa tôm càng xanh lên núi nuôi

Sau 2 vụ nuôi cá lăng khá thành công, anh Nguyễn Minh Vương quyết định chuyển sang… nuôi tôm càng xanh trên núi!

Tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Nguyễn Minh Vương (SN 1979, ngụ khu 5, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, Bình Phước) không trụ lại nơi phồn hoa đô hội kiếm việc như nhiều người mà quyết định về quê lập nghiệp. Lúc đầu, Vương cùng gia đình làm nghề khai thác đá. Sau một thời gian, chàng kỹ sư trẻ quyết định lập công ty sản xuất nước đóng chai.
Đưa tôm càng xanh… lên núi nuôi!
“Khi nhãn hiệu nước đóng chai của tôi đã đứng vững trên thị trường, tôi dành nhiều thời gian hơn cho nông nghiệp. Nhận thấy cái ao rộng gần 3 sào (3.000m2) trong rẫy lúc nào cũng có nước, tôi nghĩ phải bắt nó sinh ra tiền với mô hình nuôi cá lăng”- anh kể.
Lieu minh dua tom cang xanh len nui nuoi
Kỹ sư cơ khí Nguyễn Minh Vương bên trại “Vịt trời Thác Mơ” mỗi năm cho lãi 300 triệu đồng. Ảnh: T.T 
Số cá lăng anh nuôi được các hàng quán tại thị xã Phước Long tiêu thụ hết dù bán với giá 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên anh Vương nhận thấy, về lâu dài vẫn không địch lại giá cá lăng của những người nuôi bằng bè, chỉ bán với giá 70.000 đồng/kg. Vì thế sau 2 vụ nuôi khá thành công, anh quyết định chuyển sang… nuôi tôm càng xanh trên núi!
“Lúc đó tôi chưa có kinh nghiệm nên sản lượng tôm thất thoát nhiều, không đủ cung cấp cho thị xã Phước Long dù bán với giá 450.000 đồng/kg (loại 5-10 con/kg) và 350.000 đồng/kg (loại 15-20 con/kg). Sau vụ nuôi thử nghiệm, trừ hết chi phí tôi vẫn lời 100 triệu đồng” - anh hào hứng kể.
"Với những gì đã, đang thực hiện đều đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tôi tin chắc một ngày không xa những dự tính của mình nhất định thành công. Bởi một khi biết tư duy, dám lao vào những mô hình chưa ai làm và biết áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, thì dù với diện tích không lớn cũng đem lại cuộc sống no đủ”.
Anh Nguyễn Minh Vương
Tôi hỏi vì sao không tiếp tục nuôi tôm càng xanh, vì chỉ chưa đầy 3 sào mặt nước đã lời 100 triệu đồng, hơn hẳn thu nhập từ 1ha điều hoặc 1ha cao su? Anh Vương cho biết, thực ra anh không bỏ ý định nuôi tôm càng xanh, nhưng thời điểm 2014 nghe nhiều thông tin cho rằng trong vài năm sau sẽ có El Nino dẫn đến thiếu nước, chưa kể giống tôm càng xanh thời điểm đó phần lớn bị thoái hóa.
Vì vậy anh bỏ thời gian tới các trại nuôi vịt trời để tham quan, tìm hiểu cách thức nuôi, ấp trứng. “Thấy vịt trời nuôi khá dễ, tháng 3.2015, tôi ra tận tỉnh Bắc Giang mua 100 con giống (20 con trống, 80 con mái) với giá 380.000 đồng/con loại 7 tháng tuổi, rồi thuê xe chở về Bình Phước nuôi”.
Từ 100 con vịt trời giống đẻ trung bình 50-60 trứng/ngày, cộng với kinh nghiệm kỹ sư cơ khí, anh mua các linh kiện (cảm ứng nhiệt và cảm ứng độ ẩm - PV) đem về tự lắp ráp máy ấp trứng (1.200 trứng/lần ấp) để bán con giống và nuôi bán thịt.
Theo anh, cứ 10 ngày gom trứng một lần đưa vào máy ấp, mỗi mẻ ấp 25-26 ngày, chỉ trong một năm, trại “Vịt trời Thác Mơ” anh đã xuất ra thị trường 2 lứa với 2.000 con (loại 1kg/con), bỏ mối giá 200.000 đồng/kg, cho doanh thu trên 400 triệu đồng. “Trừ chi phí như giống, chuyên chở, thức ăn, thiết bị ấp trứng, điện… tôi vẫn lời 300 triệu đồng” - anh nói.
Vịt trời biết bay thịt mới ngon
Hỏi tại sao ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai cũng có những trại nuôi, bán giống vịt trời anh không mua lại phải ra tận Bắc Giang, anh giải thích: “Vịt trời ở những địa phương này bán giá khá đắt, khi nuôi lớn lại... không biết bay. Theo quy luật tự nhiên vịt trời phải biết bay, khi bay có nghĩa nó hoạt động thì thịt mới chắc, mới ngon nên tôi phải ra tận Bắc Giang mua”.
Lieu minh dua tom cang xanh len nui nuoi-Hinh-2
 “Vịt trời Thác Mơ” nuôi khoảng 4 tháng có giá 200.000 đồng/con. Ảnh:T.T
Lỡ cả đàn bay hết thì sao? - tôi hỏi? Anh nói lúc đầu cũng lo nếu cả đàn vịt trời bay mất thì tiền vốn cũng bay luôn, nhưng qua nhiều lần tham quan các trại vịt trời thấy chúng sống theo bầy, con đầu đàn bay đi đâu thì cả đàn bay theo, do đó người nuôi chỉ cần cho vịt ăn đầy đủ mỗi ngày 2 bữa sẽ không phải lo con nào bay đi.
Ngoài tiêu chuẩn vịt phải biết bay để thịt săn chắc, anh còn có quan điểm thịt vịt cũng phải sạch. Khi vịt mới nở 2 ngày, người nuôi cho uống vaccine, rồi “úm” dưới ánh đèn trong 12 ngày để vịt ấm và khô lông, sau đó cho ăn cám hết tháng đầu tiên. Trong tháng này, người nuôi còn phải cho vịt dùng đủ các loại thuốc để kháng bệnh, như: chống viêm gan, tụ trùng huyết và chống H5N1, tuyệt đối không cho vịt uống kháng sinh.
“Đến tháng thứ hai trở đi, tôi chỉ cho vịt ăn lúa mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều, còn buổi trưa bầy vịt tự tìm cá dưới ao. Mỗi ngày một con vịt ăn trung bình 700 đồng, nhưng để thịt vịt có chất xơ, tôi cho ăn thêm thân chuối xay nhuyễn vì đây là thực phẩm sạch, cứ 3 ngày ra vườn chặt đem xay cho ăn một lần, tuyệt đối không cho ăn các loại rau nhặt từ chợ vì hầu hết những loại rau ở đó đều có phun thuốc trừ sâu. Khi vịt trời đến độ tuổi từ 4- 4,5 tháng, tôi xuất chuồng bán, lúc này mỗi con nặng từ 1-1,2kg, thịt chắc và ngon. Nếu nuôi đến tháng thứ 8, chúng ngừng tăng cân, nên chỉ để làm giống” - anh chia sẻ.
Bà Đào Thị Lanh - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Phước, nhận xét: “Theo đánh giá của Hội, mô hình của anh Vương đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình vịt trời cần phải có mặt nước, ở trại vịt trời của anh Vương diện tích tuy không nhiều, nhưng đây lại là lợi thế vì trong khu vực ít mặt nước nên buổi sáng vịt bay đi, đến chiều lại bay về. Còn lòng hồ Thác Mơ tuy có mặt nước khá rộng, nhưng hiện nay chưa thấy ai áp dụng mô hình nuôi vịt trời. Tôi tin rằng được anh Vương tận tình hướng dẫn, người nông dân thực hiện mô hình này sẽ có cuộc sống sung túc”.
Trước khi chia tay, kỹ sư Nguyễn Minh Vương tâm sự: “Khi mô hình nuôi vịt trời thành công, cũng có nhiều người đến trang trại tìm hiểu, mua giống về nuôi tôi đều tận tình hướng dẫn kinh nghiệm. Có thể một vài năm nữa, nhiều người ở Bình Phước sẽ thành công với mô hình nuôi vịt trời, lúc đó giá thành sản phẩm sẽ hạ, tất nhiên tôi sẽ chuyển sang mô hình khác có hiệu quả kinh tế hơn, bền vững hơn”.
Mô hình có hiệu quả kinh tế và bền vững mà anh ấp ủ là lập khu nghỉ dưỡng kết hợp chữa trị đông y cho số lượng khoảng 50 người/ngày, trên diện tích 3ha đất của gia đình. Theo anh, tới đây anh sẽ hạ bớt vườn tiêu dù đang được giá để trồng thuốc nam, mở rộng thêm diện tích ao nuôi cua đinh, xây các nhà nghỉ dưỡng theo kiểu resort cho khách…
Mời quý độc giả xem video Mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng bè trong hồ chứa nước ở Quảng Nam:

Chuyện đời buồn của ông chủ quán cà phê Xin Chào

Chủ quán cà phê Xin Chào bộc bạch, ngoài chuyện bản thân bị khởi tố hình sự, chủ quán còn mất luôn người chị ruột lúc đang xây dựng quán.

Trong cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và chủ quán cà phê Xin Chào Nguyễn Văn Tấn trưa 21/4 bên cạnh giường bệnh của mẹ ông, cụ Nguyễn Thị A (thường gọi là bà Út A), ông Tấn nói lập quán này kiếm ít tiền vô ra để nuôi mẹ già và các cháu sao mà trắc trở quá.

“Mình mất cả chị ruột chỉ vì cái quán này” – người đàn ông 50 tuổi quê gốc Long An cho hay.

Thì ra, trong lúc xây dựng quán, cũng vì thiếu giấy phép mà ông Tấn phải nhận lệnh tháo dỡ từ cơ quan chức năng. Khi quá trình tháo dỡ diễn ra, người dòm ngó quán lúc này là chị thứ ba, chị kế ông Tấn, không may giăng võng ngủ nên bị cột gãy đến mất mạng.

Chuyen doi buon cua ong chu quan ca phe Xin Chao
 Ông Tấn nói lập quán chỉ để kiếm đồng ra đồng vô và có nhiều thời gian chăm sóc mẹ già bệnh nặng, nhưng không ngờ quá trắc trở, sóng gió.
“Hiện cháu gái con chị ba đang phụ mình lo quán từ sáng đến trưa. Từ trưa đến sáng hôm sau lại có cháu trai con chú em kế của mình phụ trông nôm giúp. Mình lập quán để có đồng ra đồng vô vừa lo được cho mẹ già, vừa giúp mấy đứa cháu có việc làm, chỉ bấy nhiêu thôi” – ông Tấn tâm sự.
Bà Út A có cả thảy 5 người con, ông Tấn thứ tư, hiện trực tiếp chăm lo mẹ già. Ông chủ quán không may lắm trong chuyện hôn nhân, đã gãy đổ gần 10 năm qua.
Bà Út A năm nay 78 tuổi. Dù chưa quá cao tuổi nhưng một tai nạn giao thông hồi năm 2001 với nhiều thương tổn nặng nề (hư hai khớp háng, xẹp 4 đốt xương sống) khiến khả năng đi lại kém dần và mất hẳn gần 10 năm qua.
Trước khi lập quán cà phê Xin Chào, ông Tấn cũng làm thuê nhiều nơi để kiếm tiền nuôi mẹ. Song việc làm thuê khiến ông không thể chủ động thời gian chăm sóc mẹ già nên ông tích cóp dần và mượn thêm anh em, bằng hữu để lập quán.
Ông Tấn chăm mẹ già thật kỹ lưỡng, dù nằm một chỗ nhưng bà cụ vẫn hồng hào, sạch sẽ. Phòng ốc và giường, nệm nơi cụ nằm ngăn nắp, tươm tất, dẫu đấy là căn phòng thuê.
“Ngày nào mình cũng bế cụ phơi nắng, cứ như trẻ con vậy” – ông chủ quán cho hay. Từ nơi mẹ con ông Tấn trọ đến quán gần 30 phút đi xe gắn máy. Mỗi ngày ông này ra quán 2 lần, mỗi lần chỉ một vài tiếng đồng hồ vì dành nhiều thời gian chăm sóc cụ Út A.
Ngoài mất mát người thân vì lập quán, gần đây ông Tấn còn vướng phải vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Ông bị cơ quan Công an và Viện kiểm sát H. Bình Chánh khởi tố hình sự sau một chuỗi sự kiện bắt đầu từ khi ông quyết định bán phở.
Chuyen doi buon cua ong chu quan ca phe Xin Chao-Hinh-2
 Những ngày này ông chủ quán luôn tất bật và đầy âu lo.
Lý do chính ông Tân bị khởi tố hình sự là kinh doanh phở mà thiếu giấy phép cùng hàng loạt hệ lụy khác từ lý do chính này. Suýt chút nữa ông Tấn phải ra tòa vào hôm 28/4 tới.
Hiện việc khởi tố hình sự chủ quán cà phê – phở này đã được dừng lại, các cơ quan liên quan đến vụ việc phải tiếp tục điều tra làm rõ.
Mặc dù phạm vi vụ việc không hề lớn, một người dân mở tiệm bán phở ở huyện ngoại thành, song cách thức xử lý của cơ quan công quyền đã khiến vụ việc trở nên lùm xùm hơn bao giờ hết, khiến không chỉ Bí thư Thành ủy phải lên tiếng chỉ đạo.
Chuyen doi buon cua ong chu quan ca phe Xin Chao-Hinh-3
Quán cà phê - phở Xin Chào, mặt tiền đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương, mặt sau đối diện trụ sở Công an H. Bình Chánh. Ông Tấn có thể là chủ quán cà phê - phở đầu tiên cả nước bị khởi tố hình sự vì thiếu giấy phép kinh doanh, dù sau đó nỗ lực khắc phục.

Về phía dư luận, sở dĩ những ngày qua quan tâm đặc biệt đến “số phận” ông chủ quán cà phê – phở Nguyễn Văn Tấn, vì ngoài thương cảm cho ông, nhiều người còn thương cảm cho chính họ, bởi đâu chỉ mình ông Tấn lập quán bán buôn, kinh doanh nhỏ lẻ để mưu sinh.

Top 100 đại gia thủy sản lớn nhất thế giới vinh danh DN Việt

(Kiến Thức) - Tạp chí thủy sản hàng đầu thế giới Undercurrent xếp hạng CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú đứng thứ 50 trong Top 100 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất thế giới.

Đứng đầu danh sách là Tập đoàn Maruha Nichiro của Nhật Bản với doanh thu năm 2014 đạt 7,2 tỷ USD. Trong danh sách này, Nhật Bản chiếm ưu thế với 25 doanh nghiệp thủy sản lọt vào danh sách, tiếp đến là Mỹ có 12 doanh nghiệp và Na Uy đứng thứ 3 với 7 doanh nghiệp.
Top 100 dai gia thuy san lon nhat the gioi vinh danh DN Viet
So với danh sách năm ngoái, công ty thủy sản Minh Phú đã tụt hạng từ 23 xuống vị trí thứ 50 trong năm nay. Việc biến động về tỷ giá của các đồng tiền chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự có mặt của doanh nghiệp trong bảng xếp hạng.