Liên Xô học Việt Nam cách dùng súng máy trên xe tăng?

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam sử dụng thành công súng máy 12,7mm trên xe tăng khiến Liên Xô phải suy nghĩ lại học thuyết của mình.

“CÓ” rồi “KHÔNG” và rồi “KHÔNG” lại “CÓ”
Súng cao xạ 12,7 mm là đại liên kiểu DShK 1938 (Дегтярёва Шпагина Крупнокалиберный, Degtyaryova - Shpagina Krupnokaliberny, Đại liên Degtyarov - Shpagin kiểu 1938), được đưa vào biên chế Hồng quân Liên Xô từ năm 1938.
Đây là loại đại liên có hỏa lực tương đối mạnh, tốc độ bắn cao - khoảng 600 phát/phút; sức xuyên phá tốt - ở 500 mét có thể xuyên được 15 mm thép, có tầm bắn lên đến 2000 mét…
Khi lắp lên xe tăng, đại liên DShK được trang bị thêm kính ngắm K10-T để đảm bảo chỉ cần 1 người cũng sử dụng được. Với những ưu điểm đó, DShK đã được chính thức đưa vào biên chế vũ khí cơ hữu của xe tăng T-54.
Khẩu đại liên 12,7 mm hiên ngang trên tháp pháo xe tăng đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc đối với mọi người.
ĐẠI TÁ NGUYỄN KHẮC NGUYỆT
Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Tác phẩm: Bão thép (4 tập), Bút ký lính tăng: Hành trình đến Dinh Độc Lập,...
Tuy nhiên, khi bước vào sản xuất T-55 (năm 1958) và sau đó là T-62 (năm 1961), dường như khẩu đại liên DShK 12,7 mm này đã không được đánh giá cao và bị loại khỏi biên chế vũ khí cơ hữu trên 2 dòng xe này.
Hình ảnh loạt xe này là một tháp pháo hình bán cầu khá tròn trịa, cánh cửa của pháo thủ số 2 cũng tròn và khi đậy vào thì khớp luôn với nóc tháp pháo vì không cần bệ quay súng cao xạ.
Song khi người ta vừa mới làm quen với hình ảnh này chưa lâu thì các nhà thiết kế xe tăng Xô Viết lại một lần nữa làm mọi người ngạc nhiên vì trong các loạt xe T-55, T-62 sản xuất từ đầu những năm 70 trở đi lại thấy xuất hiện khẩu cao xạ ấy sừng sững trên tháp pháo.
Tất nhiên là họ có lý do để đưa ra những thay đổi này.
Lien Xo hoc Viet Nam cach dung sung may tren xe tang?
 Xe tăng T-62 của Việt Nam không có súng cao xạ 12,7 mm.
Rốt cuộc là nên “CÓ”
Trong quân sự có một nguyên lý không thay đổi, đó là: “Kỹ thuật phải phục vụ cho chiến thuật”. Sự ra đời và phát triển của các loại vũ khí luôn luôn phải tuân theo học thuyết chiến tranh của các nhà lãnh đạo quân đội.
Những năm 60, thế giới bước vào cuộc chạy đua vũ trang giữa hai phe - trong đó Liên Xô đứng đầu phe XHCN. Với sự tiến bộ rất nhanh của khoa học công nghệ, các nhà quân sự Xô Viết cho rằng:
“Tác chiến trong chiến tranh tương lai nếu xảy ra sẽ là tác chiến quân binh chủng hợp thành với sự tham gia của nhiều quân binh chủng, nhiều loại vũ khí trang bị khác nhau, kể cả vũ khí hạt nhân".
Chính vì vậy, để phối hợp được một cách hiệu quả thì từng quân binh chủng phải đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Từ quan điểm đó dẫn đến ý kiến cho rằng: “nhiệm vụ của phòng không phải trả về cho lực lượng phòng không” và hệ quả cuối cùng là việc “bứt” khẩu cao xạ DShK 12,7 mm ra khỏi biên chế vũ khí cơ hữu của xe tăng.
Và đó chính là loạt T-54, T-62 được sản xuất trong khoảng 1958 - 1970. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng đã rất chú trọng phát triển lực lượng phòng không lục quân.
Hàng loạt cao xạ tự hành và tên lửa phòng không đi cùng đã ra đời phục vụ cho học thuyết này mà điển hình là các xe ZSU-57-2, ZSU-23-4, tên lửa vác vai Strela-2 (bộ đội Việt Nam quen gọi là A-72)...
Song như người ta thường nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Học thuyết quân sự Xô Viết không sai nhưng thực tế lại có những con đường khác, nhất là trong chiến tranh Việt Nam.
Có thể nói, trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực thì ở chiến trường miền Nam, bầu trời hoàn toàn do không quân Mỹ làm chủ với đủ loại máy bay từ chiến lược đến chiến thuật, từ phản lực đến trực thăng…
Đặc biệt, chiến thuật “trực thăng vận” với sự có mặt của Sư đoàn “kỵ binh bay” số 1 đã gây rất nhiều tổn thất cho Quân Giải phóng. Trong khi đó, lực lượng phòng không đi cùng không phải lúc nào cũng có mặt để bảo vệ lực lượng mặt đất được.
Chính vì vậy, khi quyết định đưa Tiểu đoàn 198 - đơn vị xe tăng đầu tiên vào chiến trường miền Nam, Bộ tư lệnh Tăng - Thiết giáp lúc đó đã quyết định lắp thêm 1 khẩu DShK 12,7 mm trên tháp pháo (nguyên thủy xe PT-76 không có súng này).
Trong thực tế khẩu súng này đã phát huy tốt tác dụng tự vệ của mình. Đặc biệt, trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, khi số máy bay trực thăng tham gia đổ quân, hộ tống hành quân… “đông như ruồi” thì các khẩu cao xạ 12,7 mm lắp trên xe đã phát huy rất tốt.
Lien Xo hoc Viet Nam cach dung sung may tren xe tang?-Hinh-2
Lắp và không lắp súng cao xạ 12,7 mm trên xe tăng Việt Nam.
Chỉ riêng trong trận tiến công điểm cao 543 do Lữ đoàn dù 3 cố thủ, các xe của Đại đội 9, Tiểu đoàn 198 đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F-4H và 1 trực thăng.
Có lẽ từ thực tế đó mà các nhà quân sự Xô Viết đã đánh giá lại tình hình và rút ra kết luận: “Nên “CÓ” súng cao xạ cơ hữu trên xe tăng”.
Kết quả là các loạt T-55, T-62 sản xuất từ đầu những năm 70 trở đi lại xuất hiện khẩu đại liên DShK 12,7 mm trên tháp pháo. Không chỉ vậy, tất cả các loại xe tăng sau này do Liên Xô và Nga sản xuất, kể cả Amarta T-14 đều biên chế súng cao xạ vào vũ khí cơ hữu của xe.
Tất nhiên, người ta cũng không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu quả của nó, đồng thời bớt nguy hiểm cho người sử dụng như phương thức điều khiển bắn từ bên trong xe, giúp xạ thủ không phải lộ diện trước hỏa lực đối phương.

Dàn pháo chống tăng tự hành ghê gớm của Đức trong CTTG2

(Kiến Thức) - Trong CTTG 2, phát xít Đức đã phát triển nhiều kiểu loại pháo chống tăng tự hành có sức mạnh đáng sợ nhằm chống lại lực lượng xe tăng của Liên Xô.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2
 Nhằm chống lại sức mạnh tăng thiết giáp đáng gờm của Liên Xô và quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức đã phát triển hàng loạt kiểu pháo chống tăng tự hành nhằm mục đích công phá bức tường thép Hồng quân Liên Xô. 

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-2
 Hầu hết các pháo chống tăng của Đức cũng như nhiều nước khác thời kỳ này đều không có tháp pháo hoặc tháp pháo có thể quay. Khẩu pháo được gắn chặt vào thân xe với mặt giáp trước rất dày. Chúng phù hợp với chiến thuật phục kích hoặc chiến đấu có hỗ trợ của xe tăng hộ thân vì khả năng xoay trở kém. 

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-3
 Pháo chống tăng Marder I trang bị pháo 75mm PaK 40 đạt tầm bắn trực tiếp hiệu quả 1,8km. Điểm yếu của khẩu pháo này là kích cỡ khung gầm nhỏ chứa ít đạn dược, không được bọc giáp toàn thân khiến nó dễ bị tiêu diệt.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-4
 Pháo chống tăng tự hành Marder II được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer II, bọc giáp dày 5-35mm, trang bị pháo chống tăng 75mm Pak 40.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-5
  Pháo chống tăng Marder III được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 38(t) có lớp giáp dày từ 10-50mm, trang bị pháo chống tăng 76,2mm PaK 36(r) hoặc 75mm Pak 40. 

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-6
 Pháo chống tăng hạng nhẹ Hetzer thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 389(t) bọc giáp dày 8-60m, trang bị pháo 75mm Pak 39 L/48 được đánh giá có thể diệt tăng đồng minh ở cự ly đến 1.000m. Một trong những ưu điểm của Hetzer là kích thước nhỏ nên dễ ẩn nấp phục kích các đoàn tăng - thiết giáp đối phương.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-7
 Pháo chống tăng tự hành StuG III được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng trung Panzer III được bọc giáp dày 16-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48 có khả năng xuyên giáp 106mm ở cự ly 100mm, 96mm cách 500m, 85mm cách 1.000m, 64mm cách 2.000m.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-8
 Pháo chống tăng tự hành StuG IV được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng trung Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48. 

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-9
 Pháo chống tăng tự hành Nashorn bọc giáp dày 20-30mm phần thân và thượng tầng 10mm, trang bị pháo 88mm Pak 43/1 có khả năng xuyên giáp dày 202mm ở cự ly 100m, 185mm cách 500m, 132mm cách 2.000m với đạn xuyên giáp Pzgr. 39/43 hoặc nếu dùng đạn Pzgr. 40/43 thì xuyên giáp dày 238mm cách 100m, 217mm cách 500m và 153mm cách 2.000m.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-10
 Pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer IV được phát triển trên cơ sở xe tăng Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, sử dụng pháo chính 75mm Pak 42 L/70 hoặc 75mm Pak 39 L/48. Khoảng 2.000 chiếc được sản xuất từ tháng 12/1943 tới tận tháng 4/1945. Ở giai đoạn cuối chiến tranh, Jagdpanzer IV được dùng như một cỗ tăng nhằm ngăn chặn bước tiến của Hồng quân Liên Xô trong tuyệt vọng.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-11
 Pháo chống tăng Jagdpanther được phát triển ở giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới hai trên cơ sở khung gầm tăng hạng trung Panther. Nó thừa hưởng bộ giáp và hệ truyền động tuyệt vời của Panther và trang bị khẩu pháo 88mm Pak 43/3 hoặc 43/4 L/71 uy lực trên xe tăng Tiger. Khẩu pháo này đủ khả năng xuyên giáp hầu như mọi loại tăng Liên Xô và quân đồng minh trên chiến trường khi đó.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-12
 Pháo chống tăng hạng nặng Jagdtiger được phát triển dựa trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger II nên thừa hưởng bộ giáp "khủng" dày tới 250mm, trang bị pháo chính 128mm Pak 44. Khẩu pháo này có khả năng xuyên giáp dày hơn 200mm ở góc chạm 30 độ cự ly 1.000m, 148mm ở cách 2.000m. Tuy nhiên, sự phức tạp trong thiết kế cũng như khó khăn của Đức cuối chiến tranh khiến chỉ có 88 khẩu được chế tạo. Số lượng quá ít để tạo nên sự đột biến trên chiến trường khi đó.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-13
 Pháo chống tăng tự hành Ferdinand phát triển trên cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger (P) có bộ giáp dày tới 200mm, trang bị pháo chính 88mm Pak 43/2 L/71.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-14
 Ngoài các pháo chống tăng được kể trên, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức còn phát triển một số mẫu pháo khác. Ví dụ như, trong ảnh là pháo chống tăng tự hành Sturer Emil phát triển trên cơ sở xe tăng hạng trung VK 30.01 (H) với lớp giáp dày 15-50mm, trang bị pháo chính 128mm PaK 40 L/61. Chỉ có hai chiếc được chế tạo trong năm 1942.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-15
  Pháo chống tăng tự hành Panzer-Selbstfahrlafette II được thiết kế với khung gầm xe half-track (kết hợp bánh lốp và bánh xích), bọc giáp dày 5,5-20mm, pháo chính 75mm Kanone L/41.

Dan phao chong tang tu hanh ghe gom cua Duc trong CTTG2-Hinh-16
 Dự án siêu pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer E 100 được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng siêu nặng E 100 sở hữu lớp giáp dày 200mm, trang bị pháo chính 170mm có khả năng xuyên giáp dày 420mm với đạn HEAT. Dự án chỉ được vạch ra trên giấy mà không bao giờ được hoàn thiện.

Độc đáo trực thăng không người lái MH-6M của Mỹ

(Kiến Thức) - Trực thăng không người lái MH-6M được thiết kế không làm nhiệm vụ chiến đấu mà khả năng cứu thương chiến trường đặc biệt.

Doc dao truc thang khong nguoi lai MH-6M cua My
Mới đây, các hình ảnh đầu tiên về biến thể trực thăng không người lái MH-6M của Hải quân Mỹ đã được công bố.