Kỳ lạ vết đen hình trái tim phát ra năng lượng Mặt trời

(Kiến Thức) - Một vết đen hình trái tim vừa xuất hiện trên Mặt trời và phát ra năng lượng plasma mãnh liệt gây xôn xao.

Được biết, vết đen hình trái tim này tuôn trào năng lượng Mặt trời một cách mãnh liệt. Hiện tượng gây nhiễu đáng kể một số hệ thống vô tuyến trên Trái đất.
Ky la vet den hinh trai tim phat ra nang luong Mat troi
Nguồn ảnh: NASA/SDO/Goddard. 
Vết đen hình trái tim trên Mặt trời do tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của NASA chụp lại vào lúc 20h29 giờ EDT tại khu vực hoạt động (AR) 2529. Kích thước của vết đen kỳ lạ này đủ bao trùm 5 Trái đất chúng ta sinh sống, nó có nhiệt độ thấp hơn các vùng lân cận quanh bề mặt Mặt trời và tuôn trào ra hàng khối mây plasma với tốc độ lên đến hàng triệu km/h.
Ky la vet den hinh trai tim phat ra nang luong Mat troi-Hinh-2
Nguồn ảnh: NASA/SDO/Goddard.  
Lần tuôn trào năng lượng này nằm ở cấp độ M6.7 theo cách mà các nhà khoa học phân loại, cấp độ X là cao nhất, cấp C là yếu nhất và cấp M là trung bình.
Xem video: Vết đen hình trái tim phát ra năng lượng mặt trời mãnh liệt. (nguồn video: nemesis maturity).
Theo Space

Cảnh lỗ đen nóng giận ngốn sạch sao đầy bạo lực

(Kiến Thức) - Một lỗ đen mới phát hiện có tên khoa học là V404 Cygni thể hiện hành vi bạo lực kỳ lạ trong không gian gây kinh ngạc.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton vừa công bố lỗ đen mới phát hiện có tên gọi là V404 Cygni. Lỗ đen này “nóng giận”, hóa đỏ, phát ra nguồn năng lượng dữ dội gấp 1000 lần năng lượng Mặt trời. Không những thế, nó còn hung hăng "chén" sạch sẽ các ngôi sao xung quanh.
Canh lo den nong gian ngon sach sao day bao luc
Nguồn ảnh: Reuters 

Xót xa cảnh hoang tàn ở các trạm vũ trụ quốc tế

(Kiến Thức) - Từng là nơi thực hiện sứ mệnh không gian huy hoàng trong quá khứ, nhưng nay những trạm vũ trụ dưới đây đã bị bỏ hoang tới mức đau lòng.

Xot xa canh hoang tan o cac tram vu tru quoc te
Đầu tiên phải nhắc tới trạm không gian Cape Canaveral Air Launch Complex 34. Trạm vũ trụ này được NASA sử dụng vào năm 1961, làm bệ phóng vận hành hai tên lửa  Saturn I và IB rockets. Nguồn ảnh: Space.com