Kỳ lạ tục lệ nhuộm đỏ lòng bàn tay để hôn nhân bền vững

Nhuộm đỏ móng và lòng bàn tay là một trong số những nghi lễ kết hôn truyền thống không thể thiếu và rất lạ của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều phong tục cưới hỏi ở Thổ Nhĩ Kỳ rất độc đáo. Nhuộm đỏ móng và lòng bàn tay là một trong số những nghi lễ kết hôn truyền thống không thể thiếu và rất lạ của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Ky la tuc le nhuom do long ban tay de hon nhan ben vung
 Thổ Nhĩ Kỳ có phong tục nhuộm đỏ lòng bàn tay cho cô dâu.

Theo đó, trước khi cưới, bà mối hoặc chị dâu của chú rể sẽ nhuộm ngón tay trái, nhuộm lòng bàn tay trái hoặc nhuộm cả 2 bàn tay cô dâu bằng màu đỏ thạch lưu với ngụ ý chúc cuộc hôn nhân may mắn. Màu nhuộm càng đẹp càng cho thấy tương lai của đôi uyên ương hạnh phúc dài lâu. Trong thời gian nhuộm tay, bạn bè cô dâu sẽ vừa khóc vừa hát để nói về tình cảm bạn bè thân thiết trước khi cô dâu về nhà chồng.

Ngoài ra, người Thổ Nhĩ Kỳ còn có nghi lễ đốt bộ quần áo cũ của cô dâu. Trong ngày cưới, cô dâu sẽ thay vài bộ quần áo và đốt đi 1 bộ cũ để thể hiện từ nay cô sẽ bắt đầu 1 cuộc sống mới. 

Tục treo người chết trên vách đá ở quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo

Indonesia được gọi là xứ vạn đảo. Theo World Atlas, quốc gia này được tạo thành bởi hơn 17.000 hòn đảo khác nhau. Indonesia cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Đông Nam Á, với hơn 600 thứ tiếng được sử dụng.

Tuc treo nguoi chet tren vach da o quoc gia co hon 17.000 hon dao

Theo BBC, người Toraja sống ở Nam Sulawesi, Indonesia. Đây cũng là một trong những bộ tộc kỳ lạ trên thế giới, có truyền thống treo người chết trên vách đá, sau khi tiến hành tang lễ. Với những đứa trẻ chưa mọc răng chẳng may qua đời, họ thường chôn trong hốc cây cổ thụ. 

Tuc treo nguoi chet tren vach da o quoc gia co hon 17.000 hon dao-Hinh-2

Lễ hội đua bò được tổ chức mừng mùa màng của tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra (Indonesia). Lễ hội này đã trở thành một phần trong văn hóa của tộc người này vào cuối mùa vụ. Đây còn gọi là môn thể thao Pacu Jawi truyền thống của bộ tộc người Minangkabau.

Những phong tục đẹp trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch chớ bỏ lỡ

Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch (hay còn gọi là ngày giết sâu bọ) từ lâu đã trở thành một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam với nhiều phong tục tốt đẹp vẫn được lưu giữ.

Người Việt Nam cho rằng trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Từ quan niệm đó mà trong ngày này nhân dân ta cũng có những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt.