Kỳ diệu: Sinh đôi sau khi bị ung thư vô sinh

(Kiến Thức) - Một phụ nữ Australia tên Vali đã bị vô sinh sau khi điều trị ung thư buồng trứng, song nhờ một phương pháp chữa trị mới, cô đang mang thai song sinh.

Phương pháp mới mang tính đột phá đã giúp Vali - một phụ nữ vô sinh do ung thư buồng trứng mang thai song sinh đến tuần thứ 26.
Phương pháp mới mang tính đột phá đã giúp Vali - một phụ nữ vô sinh do ung thư buồng trứng mang thai song sinh đến tuần thứ 26. 
Bảy năm trước, Vali đã phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sau quá trình điều trị ung thư. Trong khi đang điều trị bệnh ung thư buồng trứng cho Vali, các bác sĩ tại Trung tâm thụ tinh ống nghiệm (IVF) và Bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) đã tiến hành phẫu thuật trích lấy mẫu mô buồng trứng của cô từ phần buồng trứng không bị ung thư. Sau đó, mẫu mô này được đem đông lạnh.
Gần đây, các bác sĩ đã cấy ghép mô buồng trứng đông lạnh này vào thành bụng của Vali. Sau nhiều tháng điều trị hoóc môn, mô đã sản sinh các nang và 2 quả trứng khỏe mạnh. Cả hai quả trứng này đã được thụ tinh thành công và cấy ghép vào tử cung của Vali. Hiện, bào thai vẫn phát triển khỏe mạnh và đang ở tuần tuổi thứ 26.
Đây là người phụ nữ đầu tiên thụ thai sau khi bị loại bỏ mô buồng trứng và sau đó được cấy ghép trở lại vào một phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị cho Vali - giáo sư Kate Stern cho biết, quá trình điều trị trên kéo dài rất nhiều năm, đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sự can thiệp gần như hàng ngày để giúp bệnh nhân thụ thai thành công.
Theo bác sĩ Stern, điều vô cùng đáng mừng trong quá trình điều trị là trường hợp của Vali đã chứng minh mô buồng trứng có thể hoạt động bên ngoài khung xương chậu.
Bệnh viện Hoàng gia Melbourne hy vọng có thể thành lập một trung tâm lưu trữ mô buồng trứng dành cho những phụ nữ bị các chứng bệnh có thể khiến họ trở thành vô sinh. Trung tâm này đã thu thập được mẫu mô buồng trứng từ khoảng 300 bệnh nhân như vậy.

Những cái chết không thể chấp nhận được

(Kiến Thức) - Châm biếm những cái chết do bất cẩn và nhắc nhở mọi người về thái độ sống, 3 chàng trai người Ý đã làm nên một bộ ảnh táo bạo về "những cái chết không thể chấp nhận được".

Với mong muốn truyền tải thông điệp "Hãy trân trọng những gì mình đang có", 3 chàng thanh niên người Ý đã sáng tạo nên bộ ảnh về chủ đề "cái chết" mang tên "Những cái chết không thể chấp nhận được".
Với mong muốn truyền tải thông điệp "Hãy trân trọng những gì mình đang có", 3 chàng thanh niên người Ý đã sáng tạo nên bộ ảnh về chủ đề "cái chết" mang tên "Những cái chết không thể chấp nhận được".
Hàng năm có rất những cái chết thương tâm và không đáng có chỉ vì những lí do hết sức ngớ ngẩn như bất cẩn khi ngồi trên ban công nên bị ngã chết, say xỉn, ngủ quên trên đường bị tai nạn giao thông, vô ý nên bị điện giật...
Hàng năm có rất những cái chết thương tâm và không đáng có chỉ vì những lí do hết sức ngớ ngẩn như bất cẩn khi ngồi trên ban công nên bị ngã chết, say xỉn, ngủ quên trên đường bị tai nạn giao thông, vô ý nên bị điện giật...
Chính vì điều đó, 3 chàng thanh niên đã thực hiện bộ ảnh nghệ thuật đầy châm biếm vè những cái chết "ngớ ngẩn" này.
 Chính vì điều đó, 3 chàng thanh niên đã thực hiện bộ ảnh nghệ thuật đầy châm biếm vè những cái chết "ngớ ngẩn" này.
Nhằm cảnh báo và nhắc nhớ mọi người về thái độ sống. Rằng cái mà chúng ta gọi là "cuộc sống" không kéo dài mãi mãi. Vì vậy "hãy trân trọng những gì chúng ta đang có".
 Nhằm cảnh báo và nhắc nhớ mọi người về thái độ sống. Rằng cái mà chúng ta gọi là "cuộc sống" không kéo dài mãi mãi. Vì vậy "hãy trân trọng những gì chúng ta đang có".
Chết bên bờ biển
 Chết bên bờ biển
Chết dưới hầm đường bộ
 Chết dưới hầm đường bộ
Chết vì hút thuốc lá
 Chết vì hút thuốc lá
Chết tại nơi làm việc.
 Chết tại nơi làm việc.

Chết hàng loạt trong kí túc xá
Chết hàng loạt trong kí túc xá 
Chết vì... xem phim sex?
 Chết vì... xem phim sex?

Xét nghiệm máu để phát hiện ung thư buồng trứng sớm

(Kiến Thức) - Phương pháp xét nghiệm máu định kỳ có thể giúp phát hiện ung thư buồng trứng ngay ở giai đoạn đầu, theo các nhà khoa học Mỹ.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas, Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu trên 4.051 phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trong vòng 11 năm.
Những người tham gia được xét nghiệm máu định kỳ để đo mức độ CA125 - một loại protein do các khối u buồng trứng, kể cả các u nang vô hại, sản sinh ra.