Huyền quan táng hay còn gọi là tục treo quan tài trên vách núi cheo leo, được xem là cách mai táng tương đối đặc biệt từ thời cổ đại. Những áo quan lạ lùng này chủ yếu phân bố tại các tỉnh Tứ Xuyên, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Phúc Kiến…của Trung Quốc.
Có ba cách treo quan tài phổ biến. Một là dùng cọc gỗ. Tận dụng những khe kín gió trên vách núi dựng đứng, họ đục lỗ rồi cắm cọc làm giá đỡ quan tài. Hai là đục vách núi. Sau khi cất công đục vách núi thành hang động, người ta đặt quan tài vào trong. Ba là để quan tài trong hang động tự nhiên. Người dân sẽ tận dụng những khe hổng tự nhiên trên vách núi hoặc các hang động làm nơi yên giấc ngàn thu cho người quá cố.
Có ba cách treo quan tài phổ biến. Một là dùng cọc gỗ. Tận dụng những khe kín gió trên vách núi dựng đứng, họ đục lỗ rồi cắm cọc làm giá đỡ quan tài. Hai là đục vách núi. Sau khi cất công đục vách núi thành hang động, người ta đặt quan tài vào trong. Ba là để quan tài trong hang động tự nhiên. Người dân sẽ tận dụng những khe hổng tự nhiên trên vách núi hoặc các hang động làm nơi yên giấc ngàn thu cho người quá cố.
![]() |
Những quan tài gỗ trên vách núi cheo leo. |
![]() |
Những huyền quan này vẫn là dấu hỏi lớn với giới khoa học Trung Quốc. |
![]() |
Quan tài treo trong hang động. |
Từ thời xa xưa, vì bại trận khi giao chiến, tổ tiên của người Miêu đã phải rời bỏ vùng trung, hạ lưu sông Trường Giang tới khu vực sông Cách Đột (Getu), Tử Vân, tỉnh Quý Châu để sinh sống.
Tuy hiện nay, người Miêu ở đây không còn duy trì tục lệ treo quan tài, nhưng trong tang lễ vẫn có một nghi thức cúng tế vô cùng thú vị và long trọng. Nhà nào có tang, sẽ phải giết một con “chiến mã” khỏe mạnh, tinh nhanh để hiến tặng cho người chết. Con ngựa này phải có bốn phụ kiện đi kèm: một là yên ngựa, hai là chiến đao, ba là cung tên, bốn là nón.
![]() |
Vì sao người Miêu có tục mai táng lạ lùng này? Có câu: “Lá rụng về cội”. Người Miêu luôn cho rằng, sẽ có ngày, họ trở về đất tổ, trở về mảnh đất nguồn cội của mình tại Trường Giang. Vì thế, khi ông cha họ qua đời, những thế hệ con cháu đã không chôn quan tài dưới đất, mà treo trên vách núi, hang động, vừa là để tránh kẻ thù phá hoại, vừa ngăn dã thú tấn công và bảo quản thi thể lâu bền. Tựu chung lại, treo quan tài cốt đợi ngày hồi hương là mục đích lớn nhất của tộc người Miêu, Trung Quốc.
![]() |
Những huyền quan được táng theo hai hình thức này đa phần ở nơi nước chảy siết và trên những vách đá hiểm yếu khó leo. Chưa nói tới chuyện vác quan tài trên vai, ngay cả tay không leo lên những vách đá dựng đứng ấy cũng là điều không tưởng…
TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU