Kỳ bí những cái bẫy "chết người" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tin là có chứa hàng loạt cái bẫy chết người.

Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần. Đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49.
Ông được coi là người có công rất lớn trong việc đưa đất nước về một mối, chấm dứt hơn 200 năm binh đao loạn lạc do cuộc tranh giành ảnh hưởng, quyền lực của 6 nước chư hầu. Cuộc đời hiển hách, quyền lực và đầy tham vọng của Tần Thủy Hoàng luôn có sức hút rất lớn đối với hậu thế và các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Có lẽ vì vậy mà dù đã ra đi hơn 2.000 năm nhưng lăng mộ của vị hoàng đế "khét tiếng" trong lịch sử Trung Quốc vẫn tránh được mọi phiền toái của những con người tò mò.
Bí mật về cái bẫy chết người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Những chuyện kỳ bí đến khó tin trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế.
Những chuyện kỳ bí đến khó tin trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế. 
Trên thực tế, kể từ cơ duyên phát hiện đội quân đất nung lần đầu tiên vào năm 1974, các nhà khảo cổ, sử gia và không ít nhà khoa học đã rất cố gắng nhưng mới khai quật thấy hơn 8.000 bức tượng binh sĩ và nhiều đồ tạo tác trong lăng mộ.
Tìm kiếm hơn 40 năm, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể chạm tới ngọn đồi nơi có cung điện nguy nga đặt thi hài của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Điều này không chỉ cần sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mà còn phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bởi vì nếu không biết cách bảo quản thì "tuyệt phẩm" trong lăng mộ hoàng đế cổ đại có thể bị hỏng ngay tức khắc khi tiếp xúc với điều kiện không khí và thời tiết bên ngoài.
Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng rất rộng lớn (khoảng 50 km2) , nằm ở chân núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Đây được coi là một địa điểm khảo cổ vô cùng hấp dẫn với nhiều chuyên gia và du khách trên toàn thế giới.
Có lẽ chưa tìm thấy nơi chôn cất vị hoàng đế nổi tiếng nên tồn tại không ít giai thoại ly kỳ. Theo đó, người ta tin rằng, ngôi mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một dòng sông thủy ngân rộng lớn và hàng loạt những cái bẫy chết người, có thể kết liễu bất cứ kẻ nào dám xâm phạm "giấc ngủ" của bậc đế vương.
Bằng cách sử dụng công nghệ quét 3D, các nhà nghiên cứu cho rằng cung điện tráng lệ đặt thi hài của Tần Thủy Hoàng chiếm một không gian khổng lồ, khoảng 170.000 m3. Con số này tương ứng với ¼ kích thước của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Cung điện hoành tráng này được cho là cao 76 mét, nằm sâu bên dưới mặt đất và được giữ khô ráo nhờ một hệ thống thoát nước phức tạp.
Những cái bẫy "chết người"
Dù rất muốn, nhưng có lẽ không ai muốn trở thành người đầu tiên bước vào bên trong lăng mộ vì nghi ngại những cái bẫy nguy hiểm.
Giống như những lăng mộ kỳ bí ở Ai Cập, người ta tin rằng nơi yên nghỉ của Tần Thủy Hoàng không chỉ có các cái bẫy chết người mà còn ẩn chứa những lời nguyền "uy lực".
Guo Zhikun, một sứ giả Trung Quốc tin rằng những cỗ máy cổ đại có thể vẫn còn hoạt động. Bất cứ kẻ nào xâm phạm sẽ có thể phải chịu kết cục bi thảm.
Người ta tin rằng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có ẩn chứa những cỗ máy bắn tên tự động được cài đặt khéo léo và có thể đoạt mạng những tên trộm dám cả gan xâm phạm.
Thậm chí ngay cả khi những cái bẫy không hoạt động thì kẻ xâm phạm cũng khó sống vì nồng độ thủy ngân quá cao trong lăng mộ.
Dù có không ít giai thoại và lời đồn đoán về những cái bẫy chết người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhưng chưa tìm thấy một văn bản hay tài liệu lịch sử ghi chép chi tiết về chúng.
Dòng sông thủy ngân: Giai thoại truyền kỳ đầy bí ẩn
Theo các sử gia thời cổ đại ghi chép rằng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã tạo ra cả một vương quốc và cung điện ngầm bên dưới lòng đất. Công trình kỳ công đến mức vòm lăng mộ còn cả một bầu trời đêm và nhiều ngọc trai làm tinh tú.
Người xưa tin rằng có một dòng sông thủy ngân bao quanh mộ của Tần Thủy hoàng để bảo vệ sự bất tử của hoàng đế.
Nhưng cũng có báo cáo cho rằng hoàng đế chết vì nuốt một lượng lớn thủy ngân với hy vọng trường sinh do ám ảnh bởi cái chết khi cuối đời. Đó cũng là lý do ông bất ngờ ra đi khi mới 49 tuổi, để lại cả một vương quốc vô cùng rộng lớn.
Trên thực tế, trong quá trình khai quật (bên ngoài), các nhà khoa học nhận thấy lượng thủy ngân ở đây cao gấp 280 lần bình thường. Điều này khá trùng hợp với những ghi chép trong bộ sử ký Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ.
Ngoài ra, "kho báu" khổng lồ được bồi táng theo Tần Thủy Hoàng có thể là nằm trong ngọn đồi chứa cung điện rộng lớn. Tuy nhiên rất có thể nơi đó ẩn giấu những cái bẫy chết người để bảo vệ giấc ngủ và của cải ở thế giới bên kia của hoàng đế.

Khó hiểu về con người của Tần Thủy Hoàng

Dù đạt được thành tựu thống nhất Trung Hoa, thế nhưng Tần Thủy Hoàng thường được người đời  biết tới như một vị bạo chúa.

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), chính việc bị gắn với danh hiệu “bạo chúa” mà xung quanh Tần Thủy Hoàng luôn có những câu chuyện được thêu dệt, truyền từ đời này sang đời khác, cho đến khi người ta coi đó những điều không thể thay thế khi nhắc đến Tần Thủy Hoàng.

Vì sao Tần Thủy Hoàng gắn liền với danh “bạo chúa”?

Qulishi phân tích, người đời sau thường biết đến và hiểu nhân vật lịch sử thông qua các tài liệu chép từ đời trước, vốn có nhiều nguồn thiếu tin cậy, phản ánh quan điểm của người viết hơn là góc nhìn trung lập. Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế không lâu thì qua đời, nhà Tần cũng vì vậy mà sớm diệt vong.
Kho hieu ve con nguoi cua Tan Thuy Hoang
 Tần Thủy Hoàng trong phim truyền hình Trung Quốc.
Đa số tài liệu lịch sử về Tần Thủy Hoàng đều do Thái sử lệnh Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN) chép lại, không phải cùng thời khi Tần Thủy Hoàng còn sống. Bên cạnh đó, Tần Thủy Hoàng cũng xuất hiện trong văn học, những câu chuyện dân gian truyền miệng, vốn không mang tính chính xác cao.

Những câu chuyện mô tả về Tần Thủy Hoàng như đốt sách chôn người tài, tìm thuốc trường sinh bất lão, xây dựng Cung A Phòng đầy tai tiếng… dần dần đã đưa Tần Thủy Hoàng gắn liền với tên gọi “kẻ bạo chúa”.

Theo các học giả hiện đại, kể từ thời Xuân thu Chiến quốc, người dân đã quen với bối cảnh đất nước Trung Hoa chia thành nhiều thế lực cát cứ. Mỗi người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có mong muốn thống nhất.

Khi đó, chuyện thống nhất Trung Hoa vô tình trở thành một điều xấu, khiến dân chúng mất đi quê hương, mất nước. Trải qua thời gian, Tần Thủy Hoàng nổi lên trở thành thế lực mạnh nhất, từng bước đánh bại Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên và cuối cùng là nước Tề.
Kho hieu ve con nguoi cua Tan Thuy Hoang-Hinh-2
Phác họa hình ảnh Tần Thủy Hoàng. 
Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng còn áp đặt cải cách toàn diện, từ văn hóa đến thể chế, khiến một bộ phận những người trung thành với các triều đại trước cảm thấy căm phẫn. Nắm trong tay đất nước rộng lớn, nguy cơ xảy ra chiến tranh ở vùng biên giới gia tăng, một lượng lớn nam giới trong độ tuổi trưởng thành cũng bị ép đi lính.

Cuối cùng, việc nhà Tần cho xây dựng hàng loạt công trình trong thời gian ngắn, cần đến lượng nhân công lớn, cũng khiến nhiều người dân bất bình.

Một số học giả có quan điểm trái ngược cho rằng, nhà Tần chỉ mới thành lập sau một thời gian dài chiến tranh, chia cắt, việc Tần Thủy Hoàng phải áp dụng các chính sách cứng rắn, thậm chí xử tử những người trái lệnh ít nhiều trở nên cần thiết, để bảo vệ sự bình ổn của đất nước.

Sự thật về con người Tần Thủy Hoàng

Nhiều học giả đời sau đã đánh giá lại Tần Thủy Hoàng theo hướng khách quan, phát hiện những điểm hợp lý và sáng suốt của vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên.

Thứ nhất, việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn người tài” là có thật, nhưng không hoàn toàn như câu chuyện lưu trong sử sách. Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã sửa đổi thể chế quốc gia, thay đổi chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện.

Nhưng những biện pháp cải cách bị một bộ phận nho sinh thời ấy phản đối kịch liệt. Họ có khuynh hướng muốn giữ nguyên chế độ phân đất phong hầu mà Vương triều nhà Chu từng áp dụng. Một số nho sinh đã trích dẫn một số lời thánh hiền trong cổ đại từng nói để phản đối cải cách, khiến cho Tần Thủy Hoàng phẫn nộ.

Theo trang mạng Qulishi, việc Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách ít nhiều là có thật, nhưng cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên ít nhiều đã cường điệu hóa vấn đề. Tần Thủy Hoàng chỉ ra lệnh đốt sách tuyên truyền của các nước chư hầu, còn sách khoa học, y học, nông nghiệp… tuyệt đối không đụng đến.
Kho hieu ve con nguoi cua Tan Thuy Hoang-Hinh-3
Tần Thủy Hoàng có thực là kẻ bạo chúa? 
Vương Sung đời Đông Hán từng nói: “Tần tuy vô đạo nhưng không đốt sách của chư tử, sách và các bài văn của chư tử vẫn còn rất đầy đủ”.

Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng vẫn lưu giữ bộ sách rất hoàn chỉnh nhờ vậy mà sử ký của các nước vẫn còn giữ được. Đáng tiếc là sau này, Sở Bá Vương Hạng Vũ một đuốc đã đốt sạch cung điện nhà Tần. Những điển tịch văn hóa này cũng vì thế mà cháy rụi.

Về việc chôn sống các nhà nho, Thái sử lệnh Tư Mã Thiên thậm chí còn không ghi chép đến việc này. Cho đến những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng mới ra lệnh bắt giết các thuật sĩ, trong hành trình mê muội tìm kiếm thuốc trường sinh.

Thứ hai, sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng không hề đối xử tệ với công thần 6 nước hay tàn sát người vô tội. Điều này trái ngược lại hẳn so với Hán Cao Tổ Lưu Bang và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Trong xã hội thời phong kiến, việc vua chết, đầy tớ phải chết theo đã trở thành quy luật, nhưng Tần Thủy Hoàng đã không làm như vậy.

Một ví dụ khác là tể tướng Lý Tư, người từng trung thành với Lã Bất Vi. Khi Lã Bất Vi bị bãi chức, Lý Tư cũng là đối tượng bị kết tội. Nhưng ông đã viết “Gián trục khách thư” gửi lên Tần Thủy Hoàng.

Tần Vương đọc xong liền tỉnh ngộ, cử người đuổi theo Lý Tư. Sau này, khi trở thành Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng phong Lý Tư làm tể tướng. Có thể nói, Tần Thủy Hoàng ít nhiều là người có tấm lòng quảng đại, dám tiếp nhận ý kiến bất đồng, đối đãi với công thần một cách bao dung, độ lượng.
Kho hieu ve con nguoi cua Tan Thuy Hoang-Hinh-4
Vạn lý trường thành, công trình mang tính biểu tượng cho sự thống nhất Trung Hoa dưới thời Tần Thủy Hoàng. 
Bên cạnh đó, Lý Tín là một vị tướng quân phục vụ cho nhà Tần. Ông từng nói sẽ chiếm nước Sở trong 2-3 tháng. Nhưng cuối cùng, Lý Tín lại bị tướng Sở đánh bại.

Sau này, Tần Thủy Hoàng vẫn trọng dụng Lý Tín, phong làm phó soái, đem quân đi đánh nước Sở. Điều này thể hiện ông rất tín nhiệm đối với tướng lĩnh, cho dù họ ít nhiều đã mắc sai lầm. Có thể nói, tố chất này không phải vị quân vương nào cũng có.

Thứ ba, dùng đến vũ lực để đánh bại nước khác không phải là ưu tiên hàng đầu của Tần Thủy Hoàng.

Ông cũng dùng nhiều chính sách như ngoại giao hoặc phương thức hòa bình. Tề quốc chính là ví dụ điển hình nhất. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn là người có tâm khiêm tốn, lòng khoan dung, điều này được thể hiện rõ nhất ở cuộc chiến Yên quốc.

Trước khi thu phục Yên quốc, thái tử Đan của Yên quốc từng phái Kinh Kha đến ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại. Sau này khi Tần Thủy Hoàng đã thu phục được Yên quốc, ông không vì điều này mà trả thù. Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chính sách “vỗ về”, trấn an người dân Yên quốc.

Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc căn cứ pháp luật Tần triều, đối xử với người dân như nhau, tất cả đều đồng đều.

Tần Thủy Hoàng cũng không ra lệnh giết gia quyến quân vương 6 nước bại trận mà đưa họ đến Hàm Dương giam lỏng, cho họ một con đường sống. Hành động này được đánh giá có khác biệt và không phải vị hoàng đế nào trong lịch sử cũng làm được.
Tần Thủy Hoàng (259 TCN-210 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ông có công thống nhất đất nước Trung Quốc sau quãng thời gian dài chiến tranh, loạn lạc. Loạt bài viết này cung cấp tư liệu, đánh giá nhiều chiều về Tần Thủy Hoàng, đem đến góc nhìn khác với những gì dân gian truyền lại.

Top 10 kỷ lục World Cup cực khó bị phá vỡ

(Kiến Thức) - Sân vận động chứa 173,830 người, bị đuổi ra sân sau 56 giây, nhận ba thẻ vàng trong một trận đấu... là những kỷ lục World Cup rất khó có thể bị phá vỡ trong tương lai. 

The highest attendance in a World Cup match
173,830 là số khán giả có mặt trên sân Maracana trong trận chung kết World Cup 1950 giữa Brazil và Uruguay. Sở dĩ sân Maracana khi đó có thể chứa nhiều người như vậy vì khán đài của sân là các bậc bê tông. Với sân vận động hiện đại trang bị ghế ngồi, việc phá vỡ kỷ lục World Cup này là không thể.