Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

KQND Việt Nam sẽ không phục hồi tiêm kích F-5E?

05/05/2017 05:30

(Kiến Thức) - Việc nhà máy A42 bàn giao chiếc tiêm kích F-5E cho Bình Phước cho thấy khả năng rất cao KQND Việt Nam sẽ không phục hồi dòng chiến đấu cơ này. 

An Ninh

Tiết lộ khiến Mỹ-Hàn hoảng vía: Triều Tiên có tiêm kích MiG-29SE/SM

Lộ diện siêu UAV Mỹ điều đi soi Triều Tiên

Bàn giao máy bay tiêm kích F-5E cho Bình Phước

Mỹ vẫn bán tiêm kích F-5E, Việt Nam có thể mua?

Theo Vietnamplus, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Nhà máy A42 - Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân đã bàn giao cho thị xã Phước Long máy bay tiêm kích F-5E, máy bay do Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom tại Dinh Độc lập ngày 8/4/1975 đã hạ cánh an toàn tại sân bay dã chiến Phước Bình (nay thuộc thị xã Phước Long). Chiếc máy bay F-5E này là chiếc máy bay cuối cùng trong hồ sơ quản lý của Nhà máy A42. Nguồn ảnh: Richard-Seamen
Theo Vietnamplus, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Nhà máy A42 - Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân đã bàn giao cho thị xã Phước Long máy bay tiêm kích F-5E, máy bay do Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom tại Dinh Độc lập ngày 8/4/1975 đã hạ cánh an toàn tại sân bay dã chiến Phước Bình (nay thuộc thị xã Phước Long). Chiếc máy bay F-5E này là chiếc máy bay cuối cùng trong hồ sơ quản lý của Nhà máy A42. Nguồn ảnh: Richard-Seamen
Việc tiếp nhận máy bay F-5E cùng với các hiện vật khác tại nhà truyền thống thị xã Phước Long nhằm thu hút thêm các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu và làm cơ sở nâng cấp lên Bảo tàng Chiến thắng Chiến dịch đường 14-Phước Long; đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc, giáo dục cho các thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc. Trong ảnh, F-5E trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP HCM. Ảnh: Tri Năng
Việc tiếp nhận máy bay F-5E cùng với các hiện vật khác tại nhà truyền thống thị xã Phước Long nhằm thu hút thêm các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu và làm cơ sở nâng cấp lên Bảo tàng Chiến thắng Chiến dịch đường 14-Phước Long; đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc, giáo dục cho các thế hệ trẻ truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc. Trong ảnh, F-5E trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP HCM. Ảnh: Tri Năng
Việc nhà máy A42 bàn giao chiếc F-5E cuối cùng trong hồ sơ quản lý cho thấy có lẽ không còn khả năng KQND Việt Nam phục vụ các máy bay chiến đấu này sau khi được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Số lượng F-5E ta thu được cũng không nhiều, có lẽ nhà máy A42 là địa chỉ duy nhất lưu giữ các máy bay F-5E. Trong ảnh, tiêm kích F-5E – chiến lợi phẩm năm 1975 – lăn bánh trên đường băng sau nhiệm vụ chiến đấu ở Campuchia. Nguồn ảnh: TL
Việc nhà máy A42 bàn giao chiếc F-5E cuối cùng trong hồ sơ quản lý cho thấy có lẽ không còn khả năng KQND Việt Nam phục vụ các máy bay chiến đấu này sau khi được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Số lượng F-5E ta thu được cũng không nhiều, có lẽ nhà máy A42 là địa chỉ duy nhất lưu giữ các máy bay F-5E. Trong ảnh, tiêm kích F-5E – chiến lợi phẩm năm 1975 – lăn bánh trên đường băng sau nhiệm vụ chiến đấu ở Campuchia. Nguồn ảnh: TL
Năm 1975, KQND Việt Nam thu giữ được 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh mà Mỹ viện trợ cho VNCH không lâu trước ngày 30/4. Mặc dù máy bay rất mới, có chiếc mới bay được 9 giờ, thế nhưng lại thiếu phụ tùng đi kèm gây khó khăn cho công tác bay phục hồi. Năm 1978, Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã hồi phục bay cho các máy bay F-5E để sử dụng trên chiến trường biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, việc thiếu vắng phụ tùng đã khiến cho các máy bay F-5E chỉ bay được thời gian ngắn rồi phải dừng bay, lưu cất. Nguồn ảnh: Airlines.net
Năm 1975, KQND Việt Nam thu giữ được 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh mà Mỹ viện trợ cho VNCH không lâu trước ngày 30/4. Mặc dù máy bay rất mới, có chiếc mới bay được 9 giờ, thế nhưng lại thiếu phụ tùng đi kèm gây khó khăn cho công tác bay phục hồi. Năm 1978, Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã hồi phục bay cho các máy bay F-5E để sử dụng trên chiến trường biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, việc thiếu vắng phụ tùng đã khiến cho các máy bay F-5E chỉ bay được thời gian ngắn rồi phải dừng bay, lưu cất. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các hình ảnh chụp ở Đông Âu cho thấy, có lẽ sau năm 1990, Việt Nam đã bán cho các bảo tàng ở Ba Lan, ở Czech một số máy bay F-5E Tiger II. Phần còn lại được lưu giữ ở A42 và có lẽ còn ở các kho khác, sau đó gửi tới các bảo tàng trong nước. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các hình ảnh chụp ở Đông Âu cho thấy, có lẽ sau năm 1990, Việt Nam đã bán cho các bảo tàng ở Ba Lan, ở Czech một số máy bay F-5E Tiger II. Phần còn lại được lưu giữ ở A42 và có lẽ còn ở các kho khác, sau đó gửi tới các bảo tàng trong nước. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó. Chúng được cung cấp rộng rãi cho đồng minh gồm cả VNCH, trong khi Không quân Mỹ chỉ dùng F-5E cho vai trò đóng giả máy bay MiG của Liên Xô phục vụ chương trình Top Gun và các chương trình huấn luyện phi công không chiến khác. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-5E Tiger II là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5 do công ty Northrop sản xuất vào đầu những năm 1970 nhằm giành hợp đồng Máy bay Tiêm kích Quốc tế (IFA) mà chính quyền Mỹ đưa ra lúc đó. Chúng được cung cấp rộng rãi cho đồng minh gồm cả VNCH, trong khi Không quân Mỹ chỉ dùng F-5E cho vai trò đóng giả máy bay MiG của Liên Xô phục vụ chương trình Top Gun và các chương trình huấn luyện phi công không chiến khác. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay dù đã rất lỗi thời, thế nhưng F-5E vẫn còn được sử dụng ở hàng chục quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước ở khu vực châu Á như Iran, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và nhiều quốc gia ở cả châu Phi, châu Âu... Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay dù đã rất lỗi thời, thế nhưng F-5E vẫn còn được sử dụng ở hàng chục quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước ở khu vực châu Á như Iran, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và nhiều quốc gia ở cả châu Phi, châu Âu... Nguồn ảnh: Airlines.net
Những chiếc máy bay F-5E có kích thước nhỏ gọn tương đương MiG-21 của Liên Xô. Nó có chiều dài 14,45m, cao 4,08m, sải cánh 8,13m, trọng lượng rỗng 4,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 11,2 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Những chiếc máy bay F-5E có kích thước nhỏ gọn tương đương MiG-21 của Liên Xô. Nó có chiều dài 14,45m, cao 4,08m, sải cánh 8,13m, trọng lượng rỗng 4,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 11,2 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-5E được trang bị cặp động cơ turbojet J85-GE-21B cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6 (khoảng 1.700km/h), trần bay 15,8km, tốc độ leo cao 175m/s, bán kính chiến đấu khoảng 700km. Nguồn ảnh: Airlines.net
F-5E được trang bị cặp động cơ turbojet J85-GE-21B cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,6 (khoảng 1.700km/h), trần bay 15,8km, tốc độ leo cao 175m/s, bán kính chiến đấu khoảng 700km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mặc dù tốc độ và khả năng leo cao thua kém MiG-21, nhưng chính các chuyên gia Liên Xô phải thừa nhận rằng “trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy… Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào”. Đánh giá này được dựa trên việc Liên Xô có điều kiện bay thử nghiệm một chiếc F-5E được Việt Nam cung cấp. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mặc dù tốc độ và khả năng leo cao thua kém MiG-21, nhưng chính các chuyên gia Liên Xô phải thừa nhận rằng “trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy… Sự nhanh nhẹn khó tin của F-5E có thể trừng phạt bất cứ đối thủ nào”. Đánh giá này được dựa trên việc Liên Xô có điều kiện bay thử nghiệm một chiếc F-5E được Việt Nam cung cấp. Nguồn ảnh: Airlines.net
Các phi công của Liên Xô còn đánh giá cao về hệ thống điện tử trên máy bay. Ví dụ, theo Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện… Nguồn ảnh: Airlines.net
Các phi công của Liên Xô còn đánh giá cao về hệ thống điện tử trên máy bay. Ví dụ, theo Anh hùng Liên Xô, đại tá Vladimir Kandaurov, một trong 3 phi công thử nghiệm lái chiếc F-5E thì khi vừa tiếp xúc với máy bay đã thấy thiết kế buồng lái của máy bay rất thân thiện với phi công, có bàn đạp phanh mà ở Liên Xô lúc đó chỉ sử dụng cho xe tải hạng nặng, cách bố trí bảng điều khiền tuyệt vời, kính buồng lái được chế tạo bằng vật liệu quang học tốt, ngăn việc bị chói lóa trong mọi điều kiện… Nguồn ảnh: Airlines.net
Radar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Airlines.net
Radar AN/MPQ-159 trên tiêm kích F-5E trang bị công nghệ anten mạng pha kiểu mới cho phép phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích ở cự ly đến 37km (ít ra là còn xa hơn RP-21A trên MiG-21MF/bis), có khả năng hỗ trợ bắn tên lửa dẫn đường radar AIM-7, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về vũ khí trang bị, F-5E được trang pháo tự động 2 nòng 20mm M39A2 đạt trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về vũ khí trang bị, F-5E được trang pháo tự động 2 nòng 20mm M39A2 đạt trong mũi, đạt tốc độ bắn tới 1.500 phát/phút, dùng đạn xuyên thép M53 cho khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ với sức xuyên 6,3mm giáp thép đồng nhất cách 1.000m và góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tải trọng mang vác vũ khí vượt trội máy bay MiG-21 khi mà F-5E có thể mang được đến 3,2 tấn bom đạn trên 7 giá treo (6 cánh, 1 dưới bụng). Cụ thể, F-5E có thể tùy chọn mang 2-4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 4 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket... Nguồn ảnh: Airlines.net
Tải trọng mang vác vũ khí vượt trội máy bay MiG-21 khi mà F-5E có thể mang được đến 3,2 tấn bom đạn trên 7 giá treo (6 cánh, 1 dưới bụng). Cụ thể, F-5E có thể tùy chọn mang 2-4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 4 tên lửa không đối đất AGM-65; đến 6 bom thông thường (tùy trọng lượng bom); tối đa 2 pod pháo tự động 30mm; tối đa hai pod rocket... Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, tiêm kích F-5E của Đài Loan mang 4 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (loại này Mỹ chưa kịp viện trợ cho VNCH nên Việt Nam cũng không có điều kiện sử dụng trên F-5E). Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, tiêm kích F-5E của Đài Loan mang 4 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (loại này Mỹ chưa kịp viện trợ cho VNCH nên Việt Nam cũng không có điều kiện sử dụng trên F-5E). Nguồn ảnh: Airlines.net

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33

Bạn có thể quan tâm

Mưa tên lửa trút xuống Charsiv Yar, Ukraine tổn thất nặng nề

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status