Kíp lái xe tăng T-54M Việt Nam được trang bị mũ chống đạn chuẩn NATO

Hình ảnh các kíp điều khiển xe tăng chiến đấu chủ lực T-54M nâng cấp cho thấy một chi tiết rất thú vị, đó là chiếc mũ bảo hiểm chuẩn phương Tây.

Mới đây trong triển lãm trưng bày vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự hiện đại của Quân đội Việt Nam trong khuôn viên Bộ Quốc phòng nhằm giới thiệu bước phát triển sau 75 năm đã có sự góp mặt của hầu như mọi phương tiện chiến đấu bộ binh tối tân nhất.
Thu hút sự chú ý nhiều nhất từ các đại biểu tham quan chính là bộ đôi xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mới nhập khẩu từ Nga và T-54M do Việt Nam tự tiến hành hiện đại hóa trong nước theo công nghệ Israel hỗ trợ.
Có một điều rất đặc biệt đó là kíp điều khiển xe tăng T-90 tối tân hơn lại vẫn sử dụng loại mũ bảo hiểm có gắn điện đài truyền thống kiểu Liên Xô, trong khi chiến sĩ lái xe tăng T-54M lại được trang bị loại mũ khác biệt hoàn toàn.
Kip lai xe tang T-54M Viet Nam duoc trang bi mu chong dan chuan NATO
Kíp chiến đấu xe tăng T-90 vẫn sử dụng mũ bảo hiểm gắn điện đài kiểu cũ 
Giải thích vấn đề trên thực ra không có gì khó hiểu, đó là do các xe tăng T-90S/SK nhập khẩu từ Nga nguyên chiếc cho nên thiết bị đảm bảo chiến đấu đi kèm (trong đó bao gồm cả mũ bảo hiểm) vẫn là loại quen thuộc.
Trong khi đó xe tăng T-54M nâng cấp theo gói trang bị của Israel với nhiều khí tài tuân thủ tiêu chuẩn NATO, chính vì vậy loại mũ bảo hiểm này là một phần đi kèm chương trình hiện đại hóa và chỉ trang bị riêng cho kíp chiến đấu của T-54M mà thôi.
Theo giới thiệu, ngoài kiểu dáng khá bắt mắt và hiện đại thì chiếc mũ bảo hiểm này còn có lớp cứng được cấu tạo từ vật liệu Kevlar, cho khả năng chống đạn súng trường rất tốt, mang lại mức độ bảo vệ cao hơn cho kíp điều khiển.
Kip lai xe tang T-54M Viet Nam duoc trang bi mu chong dan chuan NATO-Hinh-2
Kíp điều khiển xe tăng T-54M được trang bị mũ chống đạn theo tiêu chuẩn NATO.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng cách đây không lâu Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel cũng giới thiệu một mẫu mũ bảo hiểm gắn kèm điện đài dành cho lính tăng có hình dáng rất giống loại trang bị cho kíp lái T-54M.
Tuy nhiên khác biệt lớn nhất giữa hai sản phẩm là mũ bảo hiểm do Tập đoàn Viettel chế tạo chỉ có lớp vỏ cứng cấu tạo từ nhựa, mức độ bảo vệ dĩ nhiên không thể so sánh với Kevlar và không có khả năng chống đạn.
Nhưng hy vọng rằng với bước phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp quốc phòng nước nhà thì sắp tới các nhà máy trong nước sẽ chế tạo được một sản phẩm mũ bảo hiểm dành cho lính tăng có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại.

Quân đội Mỹ mua 293.000 mũ chống đạn cho binh sĩ

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ vừa quyết định chi 98 triệu USD để mua mới 293.000 mũ trận cho các lực lượng bộ binh của nước này.

Quan doi My mua 293.000 mu chong dan cho binh si
 Quân đội Mỹ vừa xác nhận nước này sẽ chi tổng cộng 98 triệu USD để mua tổng cộng 293.000 mũ trận mới cho lực lượng quân đội nước này trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Military.
Quan doi My mua 293.000 mu chong dan cho binh si-Hinh-2
 Theo đó, mỗi một chiếc mũ trận đời mới nhất cho lực lượng bộ binh sẽ có giá 334 USD mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đột nhập nhà máy lắp ráp máy bay nơi chiếc Su-57 Nga vừa rơi gây chấn động

(Kiến Thức) - Một điều khá bất ngờ đó là nhà máy lắp ráp máy bay Komsomolsk - nơi vừa để rơi chiếc Su-57 đầu tiên khi bay thử nghiệm từng được đặt tên theo anh hùng vũ trung Liên Xô Yu. Gagarin.

Dot nhap nha may lap rap may bay noi chiec Su-57 Nga vua roi gay chan dong
 Có tên đầy đủ là Komsomolsk-on-Amur, nhà máy lắp ráp máy bay này được thành lập từ năm 1927 và từng là một trong những nhà máy lắp ráp máy bay đầu tiên của Liên Xô trong quá khứ. Nguồn ảnh: RB.