Kinh ngạc số tiền Ấn Độ bỏ ra mua “rồng lửa” S-400 của Nga

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, thương vụ Ấn Độ mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga có tổng giá trị khoảng 6 tỷ USD. Nhiều khả năng, Moscow và New Delhi sẽ công bố thỏa thuận này trước tháng 10/2018.

Theo báo Pravda, Nga đã lên kế hoạch chuyển các bộ phận của tổ hợp phòng không S-400 tới Ấn Độ. Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với RBC rằng tổng giá trị của thỏa thuận ước tính rơi vào khoảng 6 tỷ USD.
 Theo báo Pravda, Nga đã lên kế hoạch chuyển các bộ phận của tổ hợp phòng không S-400 tới Ấn Độ. Nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với RBC rằng tổng giá trị của thỏa thuận ước tính rơi vào khoảng 6 tỷ USD.

Nhiều khả năng, Nga và Ấn Độ sẽ công bố thỏa thuận này trước khi nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 10/2018.
 Nhiều khả năng, Nga và Ấn Độ sẽ công bố thỏa thuận này trước khi nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 10/2018.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, Ấn Độ có thể sẽ nhận được 5 tổ hợp S-400 của Nga. Ngày 28/5, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ. Chi phí của toàn bộ hợp đồng S-400 này là 6,2 tỷ USD.
 Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, Ấn Độ có thể sẽ nhận được 5 tổ hợp S-400 của Nga. Ngày 28/5, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ. Chi phí của toàn bộ hợp đồng S-400 này là 6,2 tỷ USD.

Một nguồn tin Ấn Độ tiết lộ, quá trình đàm phán về thương vụ S-400 đang trải qua giai đoạn cuối cùng. “Chướng ngại” duy nhất của thỏa thuận này đó chính là nguy cơ New Delhi đối diện với các biện pháp trừng phạt từ Washington liên quan đến “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) vốn áp dụng các lệnh trừng phạt lên những quốc gia mua vũ khí từ Moscow.
 Một nguồn tin Ấn Độ tiết lộ, quá trình đàm phán về thương vụ S-400 đang trải qua giai đoạn cuối cùng. “Chướng ngại” duy nhất của thỏa thuận này đó chính là nguy cơ New Delhi đối diện với các biện pháp trừng phạt từ Washington liên quan đến “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) vốn áp dụng các lệnh trừng phạt lên những quốc gia mua vũ khí từ Moscow.

Hồi tháng 4/2018, truyền thông Nga và Ấn Độ đưa tin hai nước đã gần đạt được thỏa thuận về thương vụ “rồng lửa” S-400 và dự kiến thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Nga-Ấn vào tháng 10/2018.
 Hồi tháng 4/2018, truyền thông Nga và Ấn Độ đưa tin hai nước đã gần đạt được thỏa thuận về thương vụ “rồng lửa” S-400 và dự kiến thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo Nga-Ấn vào tháng 10/2018.

Trước đó, hồi tháng 3/2018, Sputnik đưa tin, Không quân Ấn Độ mong muốn đưa vào biên chế ít nhất 5 tổ hợp phòng không S-400 trong năm 2022.
 Trước đó, hồi tháng 3/2018, Sputnik đưa tin, Không quân Ấn Độ mong muốn đưa vào biên chế ít nhất 5 tổ hợp phòng không S-400 trong năm 2022. 

Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết việc mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga phát triển đóng vai trò quan trọng giúp New Delhi đối phó với những mối đe dọa tiềm ẩn từ phía Trung Quốc và Pakistan.
 Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết việc mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga phát triển đóng vai trò quan trọng giúp New Delhi đối phó với những mối đe dọa tiềm ẩn từ phía Trung Quốc và Pakistan.
Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất đã được đưa vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga từ ngày 28/4/2007 để thay thế cho hệ thống S-300.
  Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf do Nga sản xuất đã được đưa vào phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga từ ngày 28/4/2007 để thay thế cho hệ thống S-300.

Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy.
 Tổ hợp S-400 có khả năng đánh chặn, phá hủy mọi mối đe dọa trên không ở vị trí cách xa tới 400 km ở độ cao 30 km và có thể “hạ gục” đồng thời 6 mục tiêu. Mỗi tổ hợp S-400 bao gồm hệ thống radar giám sát theo dõi mục tiêu, bệ phóng, tên lửa dẫn đường cùng các phương tiện điều khiển và chỉ huy.

Mời độc giả xem thêm video: Cận cảnh Nga khai hỏa hàng loạt tên lửa S-400 (Nguồn: Vietnamnet.vn)

Sau S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua tổ hợp phòng không nào từ Nga?

(Kiến Thức) - Trước sự phát triển của mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Moscow và Ankara hiện tại, sau thương vụ tên lửa S-400, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua thêm các tổ hợp phòng không tiên tiến từ Nga.

Với việc sắp sở hữu các tổ hợp phòng không S-400 từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khả năng trang bị thêm các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ các tổ hợp S-400 như cách mà Quân đội Nga đang thực hiện. Nguồn ảnh: Sputnik.
 Với việc sắp sở hữu các tổ hợp phòng không S-400 từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khả năng trang bị thêm các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ các tổ hợp S-400 như cách mà Quân đội Nga đang thực hiện. Nguồn ảnh: Sputnik.

Tiết lộ “động trời” về tên lửa phòng không S-400 ở Syria

(Kiến Thức) - S-400 Triumf được quảng cáo là có thể tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly xa tới 400km, đó không phải là lời nói dối của Almaz-Antey. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại các tổ hợp S-400 tại Nga và Syria không hề có khả năng này.

S-400 được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 Triumf vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIA
S-400 được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 Triumf vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIA