Kinh ngạc: Myanmar muốn chế tạo máy bay chiến đấu JF-17

(Kiến Thức) - Nếu thương vụ máy bay JF-17 thành công, Myanmar trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất được chiến đấu cơ phản lực.

Hãng thông tấn Jane's đưa tin, Myanmar đang trong quá trình đàm phán cấp cao với Pakistan về vấn đề mua thiết kế và bản quyền lắp ráp loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 JF-17. Trước đó vào năm 2015 phía Myanmar đã đặt mua 16 máy bay JF-17 từ không quân Pakistan.
Thỏa thuận này được coi là một cột mốc rất quan trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng Myanmar nếu nó được thông qua. Chiến đấu cơ JF-17 là sản phẩm của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan, một khi thỏa thuận được ký kết, phía Myanmar sẽ trở thành đối tác hợp tác sản xuất dưới sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của cả hai quốc gia này.
Kinh ngac: Myanmar muon che tao may bay chien dau JF-17
 Chiến đấu cơ JF-17. Nguồn: TechGen.
JF-17 là chiến đấu cơ đa năng một động cơ do Pakistan và Trung Quốc hợp tác nghiên cứu, được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2007, cho tới nay đã có khoảng 350 chiếc JF-17 các loại đang cùng hoạt động, 
Về mặt kỹ thuật, JF-17 có phi hành đoàn 1 người, dài 14,93 mét, sải cánh rộng 9,45 mét, sử dụng 1 động cơ Klimov RD-93 đối với phiên bản do Pakistan sản xuất và động cơ Quý Châu WS-13 với phiên bản của Trung Quốc sản xuất. Hai loại động cơ này có cùng thông số kỹ thuật và tính năng.
Tốc độ tối đa của tiêm kích JF-17 có thể đạt được là Mach 1,6 tương đương với khoảng gần 2000 km/h, bán kính chiến đấu 1.350 km, tầm bay 3.482 km, trần bay 17.000 mét. Máy bay được trang bị 1 súng 23mm hai nòng hoặc một pháo 30 mm một nòng, ngoài ra còn có 7 giá gắn vũ khí dưới bụng và cánh cho phép mang theo tối đa 3,6 tấn vũ khí các loại.

Lộ diện khách hàng đầu tiên mua tiêm kích rẻ tiền JF-17

(Kiến Thức) - Sri Lanka được cho là khách hàng nước ngoài đầu tiên vừa đặt mua 24 tiêm kích JF-17 Thunder do Pakistan và Trung Quốc hợp tác sản xuất. 

Thông tin này mới được tờ báo Wantchinatimes ngày 22/6 dẫn lại từ trang 92NewsHD của Pakistan cho biết.
Theo đó, Sri Lanka được cho sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên đặt mua tiêm kích JF-17 Thunder, còn được biết đến với tên gọi FC-1 Xiaolong (Kiêu Long). Đây vốn là loại chiến đấu cơ đa năng do Tổ hợp công nghiệp hàng không Pakistan và Tập đoàn máy bay Thành Đô Trung Quốc cùng phát triển.

Lai lịch súng trường CKC huyền thoại trong QĐND Việt Nam

(Kiến Thức) - Bên cạnh khẩu AK-47 nổi tiếng, súng trường CKC cũng là mẫu vũ khí được nhắc đến nhiều trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Lai lich sung truong CKC huyen thoai trong QDND Viet Nam
Súng trường CKC là cách gọi chủ yếu của Việt Nam dựa theo tên viết tắt từ ngôn ngữ tiếng Nga Самозарядный карабин системы Симонова - nghĩa là súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov. Các tài liệu tiếng Anh thì gọi nó là SKS khi phiên âm hệ chữ viết Kirin sang tiếng Anh - Samozaryadnyj Karabin Simonova. CKC cũng gắn liền với tên tuổi của AK-47 như một bộ đôi vũ khí huyền thoại gắn liền với hình ảnh Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: military-today.
Lai lich sung truong CKC huyen thoai trong QDND Viet Nam-Hinh-2
 Đề án phát triển một mẫu súng trường bán tự động để thay thế Mosin-Nagant được Liên Xô thực hiện từ năm 1943 và Sergei Gavrilovich Simonov - cha đẻ của CKC là một trong những thiết kế sư được giao nhiệm vụ này. Theo đó, ông phải thiết kế một nguyên mẫu súng trường bán tự động hoàn toàn mới sử dụng đạn 7.62x39mm M43 thay vì đạn MMR 7.62x54mm đang được Quân đội Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia.