Kinh doanh ăn theo World Cup: Coi chừng bị kiện

Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”, nhiều thương hiệu vẫn có cách “lách luật” cực thông minh để ăn theo World Cup 2018.

World Cup 2018 năm nay không chỉ là mùa lễ hội của các cổ động viên mà còn là “bữa tiệc” marketing đối với các ngành nghề. Nhờ độ phủ sóng rộng khắp thế giới, World Cup sẽ giúp các thương hiệu mở rộng tầm ảnh hưởng nhanh chóng và có cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Đây cũng là lý do vì sao các hãng lớn trên thế giới như Adidas, Nike, Cocacola liên tục tranh giành quyền tài trợ cho World Cup.
Nhân dịp này, nhiều thương hiệu ít tiếng tăm, nhiều nhà hàng cỡ vừa và nhỏ cũng hy vọng ăn theo World Cup để kiếm lời nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, họ có thể sẽ bị kiện nếu không cẩn trọng.
Mùa World Cup 2010 tại Nam Phi, có một thương hiệu đã bị FIFA đưa ra tòa do xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của World Cup. Năm 2014, hãng bia Bavaria của Hà Lan cũng bị FIFA đâm đơn kiện dù không cố tình quảng cáo, mà chỉ vì có 1 nhóm người mẫu mặc áo có in chữ Bavaria xuất hiện nổi bật trên khán đài. Khán giả có thể sẽ hiểu nhầm rằng Bavaria là nhà tài trợ cho World Cup Nam Phi.
Hãng bia Bavaria vô tình bị kiện vì tên hãng xuất hiện trên áo của dàn người mẫu.
Hãng bia Bavaria vô tình bị kiện vì tên hãng xuất hiện trên áo của dàn người mẫu. 
Năm nay, việc sử dụng sản phẩm có chứa logo, chữ hoặc các yếu tố liên quan tới World Cup 2018 ở Nga đều bị coi là hành động xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. Trước đó, ngay từ năm 2010, FIFA đã đăng ký bản quyền thương hiệu “Russia 2018”, áp dụng đối với mọi sản phẩm liên quan tới bóng đá.
Danh sách các từ/khẩu hiệu đã được FIFA đăng ký bản quyền trong mùa bóng 2018.
 Danh sách các từ/khẩu hiệu đã được FIFA đăng ký bản quyền trong mùa bóng 2018.
Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các tờ quảng cáo trực tiếp sử dụng các cụm từ cấm tại trung Quốc, chủ yếu là poster của các quán ăn, nhà hàng. Những nơi này sẽ rất dễ bị FIFA đâm đơn kiện. Do đó, nhiều ông chủ thông minh đã sớm chuẩn bị trước để phòng tránh rủi ro tiềm ẩn.
Ông Long, chủ một thương hiệu nhà hàng lớn cho biết: “Để tránh xâm phạm bản quyền World Cup 2018, chúng tôi đã ban hành các tài liệu liên quan, nhắc nhở các nhà hàng lớn nên và không nên sử dụng những từ/cụm từ nào trong quá trình quảng bá”. Ông cũng tiết lộ thêm rằng năm ngoái đã nhận rất nhiều thư về xâm phạm bản quyền của các công ty tranh ảnh và công ty logo. Vì vậy, ông đã thay đổi chiến lược kinh doanh ngay trong năm nay.
Ông Long đã ban hành tài liệu về “từ/cụm từ” cấm trong quá trình quảng bá thương hiệu dịp World Cup 2018.
 Ông Long đã ban hành tài liệu về “từ/cụm từ” cấm trong quá trình quảng bá thương hiệu dịp World Cup 2018.
Đôi khi, các hãng lớn không may mắn được tài trợ cho World Cup cũng tìm cách “lách luật” để kiếm lời. Năm 2014, Nike không phải nhà tài trợ của World Cup. Theo quy định của FIFA, các cầu thủ không được tương tác với fan của các thương hiệu không-tài-trợ. Nike đã nhanh trí tạo nên các cầu thủ 3D để tương tác với fan của hãng này. Hình ảnh các cầu thủ 3D cũng được sử dụng trong video quảng bá của hãng để “lách luật” khéo léo.
Nike sử dụng cầu thủ 3D để quảng bá.
 Nike sử dụng cầu thủ 3D để quảng bá.
Hãng thể thao quy mô nhỏ Tencent Sport của Trung Quốc cũng sử dụng ảnh vẽ theo phong cách truyện tranh, thay vì ảnh chụp thật của các cầu thủ trên poster. Biểu ngữ được sử dụng cũng hoàn toàn tránh xa mối rủi ro từ bản quyền của FIFA.
Hãng Tencent Sport sử dụng ảnh vẽ thay vì ảnh thật của các cầu thủ trong dịp World Cup 2018.
 Hãng Tencent Sport sử dụng ảnh vẽ thay vì ảnh thật của các cầu thủ trong dịp World Cup 2018.

Dự kiến hôm nay, VTV chính thức mua bản quyền World Cup 2018

(Kiến Thức) - Dự kiến hợp đồng mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 sẽ được VTV và đối tác Infront Sports & Media ký kết ngày hôm nay (8/6).

Thông tin trên Vietnamnet cho biết, sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng, cuối cùng đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền hình World Cup 2018.
Dự kiến hợp đồng mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 sẽ được VTV và đối tác Infront Sports & Media (ISM) - Công ty nắm quyền phân phối tại khu vực ký kết ngày hôm nay (8/6). Theo đó, VTV là đơn vị truyền hình duy nhất tại Việt Nam sở hữu toàn bộ 64 trận đấu diễn ra tại Nga. 

Một lãnh đạo VTV cho biết, đây là lần đàm phán mua bản quyền World Cup mà họ gặp khó khăn nhất từ trước tới nay. Vướng mắc lớn nhất vẫn là mức giá mà ISM đưa ra. Được biết, ISM đã “chào hàng” với mức 14 triệu USD. Đó là mức mà VTV không thể đáp ứng vì quá đắt. Nhà đài này khẳng định sẽ không mua bằng mọi giá. Cuộc đàm phán kéo dài suốt từ năm 2016 tới nay nhưng cả hai không tìm được tiếng nói chung.
Trong khi đó, theo nguồn tin của Zing.vn, việc VTV cơ bản đạt được thoả thuận với ISM để có bản quyền giải bóng đá World Cup 2018 nhờ "pha giải cứu" vào phút chót của một tập đoàn Việt Nam. Doanh nghiệp này đã tài trợ 5 triệu USD để VTV có thêm kinh phí mua bản quyền World Cup 2018.

Đội bóng nào được trả lương cao nhất World Cup 2018?

10 đội tuyển được trả lương cao nhất sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2018 diễn ra tại Nga cũng là 10 đội có khả năng giành ngôi vương lớn nhất, Talksport đưa tin.

Không nằm ngoài quy luật tự nhiên, những đội bóng được trả thu nhập cao nhất trong mùa World Cup 2018 cũng chính là những ứng cử viên sáng giá nhất sẽ nâng cúp vàng vào vô địch thế giới ngày 15/7 tới đây, tại xứ sở Bạch Dương.