Kiều nữ bí ẩn và hàng loạt vụ sập bẫy vàng giả

Để lừa đảo các nạn nhân, nhóm người ở Quảng Nam cử “con mồi” là một kiều nữ bốc lửa đóng vai người bán vàng.

Ngày 26/5, đại tá Nguyễn Thế Nghiệp, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Nam (PC45) cho biết: PC45 đã quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam để điều tra Đặng Xuân Hoa Diễm (31 tuổi, trú xã Tân Sơn, TP Pleiku, Gia Lai) và Phạm Ngọc Tuấn (22 tuổi, trú TT Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Riêng đồng phạm Phan Văn Hoàn (31 tuổi), Lý Thị Kim Nga (tức Ny, 32 tuổi) cùng trú xã Biển Hồ, TP Pleiku) hiện Cơ quan điều tra tiếp tục truy bắt để làm rõ hành vi lừa đảo.
Sự việc chấn động xảy ra từ tháng 4/2016 tại tỉnh Quảng Nam. Theo PC45 Công an tỉnh Quảng Nam cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận hàng loạt tố giác của những chủ tiệm vàng trên địa bàn Quảng Nam về việc bị lừa mua vàng giả, mất tiền thật.
Kieu nu bi an va hang loat vu sap bay vang gia
“Kiều nữ vàng giả” Đặng Xuân Hoa Diễm. 
Cụ thể, vào sáng ngày 9/4 khi tiệm vàng Vy K. L. đang tấp nập người ra vào thì cũng xuất hiện một cô gái trẻ đẹp khoảng 20 tuổi, ăn mặc rất thời trang tấp xe máy ghé “bán vàng”.
Sáp lại gần ông Võ (chủ tiệm vàng), cô gái đẹp, trên tay cầm sợi dây chuyền 1 lượng vàng, dài 40 cm, có màu vàng, gồm nhiều khoen tròn mắt xích với nhau, nhãn hiệu “Bảo Tín Nghĩa” và cất giọng truyền cảm, mắt lúng liếng: “Em cần tiền mua hàng hiệu nên mới bán của hồi môn”...
Mặc dù ông Võ và vợ rất kỹ tính, dùng nước nóng để kiểm tra, thấy không có biểu hiện gì đáng nghi mới quyết định mua sợi dây chuyền với giá 31,3 triệu đồng. Nhưng đến ngày 21/4, khi ông Võ sử dụng hóa chất để chuẩn bị chế tác lại sợi dây chuyền này mới phát hiện sợi dây chỉ mạ vàng bên ngoài, còn bên trong bằng bạc.
Một nạn nhân khác là bà Mai (trú thị trấn Tiên Kỳ) cũng gặp cảnh tương tự. Trong ngày 9/4, cũng một cô gái trẻ ghé tiệm vàng của bà Mai nói muốn bán sợi dây chuyền có trọng lượng 1 cây vàng, nhãn hiệu “Bảo Tín Nghĩa”. Chỉ kiểm tra bằng tay, lại thấy thương hiệu Bảo Tính Nghĩa rất có uy tín tại Quảng Nam, nên bà không ngần ngại, đồng ý mua ngay sợi dây chuyền này với giá 30 triệu đồng.
Ba ngày sau, ngày 12/4 bà Mai mang sợi dây chuyền này đến tiệm vàng Nghĩa Tín (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) bán. Ngay cả chủ tiệm vàng Nghĩa Tín khi kiểm tra vẫn không phát hiện dấu hiệu lạ, cũng mua lại cho bà với giá 31,9 triệu đồng. Cho đến ngày 21/4, chủ tiệm vàng Nghĩa Tín sử dụng hóa chất kiểm tra thì phát hiện sợi dây chuyền này là bạc mạ vàng…
Tá hỏa vì bị lừa đảo mua vàng giả, mất tiền thật, các chủ tiệm vàng vội trình báo vụ việc đến Phòng CSHS Công an tỉnh Quảng Nam đề nghị giúp đỡ. Đang trong quá trình điều tra, thì vào ngày 11/5 các điều tra viên (ĐTV) nhận được thông tin cấp báo từ anh Phan Châu chủ tiệm vàng Ngọc Trưởng (xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).
Anh Châu cho biết, tại tiệm vàng của anh có một phụ nữ đi xe máy đến bán vàng. Tuy nhiên, khi anh Trưởng đem vàng vào thử thì phát hiện vàng giả. Ngay lập tức, anh dùng kế “hoãn binh” kéo dài thời gian rồi bí mật báo cho Công an xã Tam Hải.
Lực lượng Công an xã xuất hiện và yêu cầu người này cùng tang vật với 32 triệu đồng, 1 giấy mua vàng của hiệu vàng Kim Việt, 1 xe máy, 1 điện thoại và 1 lắc vàng về trụ sở Công an để làm rõ.
Qua đấu tranh ban đầu, người này khai tên Đặng Xuân Hoa Diễm. Từ ngày 9/4 đến ngày 11/5, Diễm cùng với Phạm Ngọc Tuấn, Phan Văn Hoàn, Lý Thị Kim Nga (tên thường gọi Ny) và một người tên Bi thực hiện trót lọt 12 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách bán hoặc cầm cố vàng giả cho các tiệm vàng.
Từ lời khai của Diễm, Phòng CSHS CA tỉnh Quảng Nam cử tổ công tác lên tỉnh Gia Lai và bắt khẩn cấp đồng phạm Phạm Ngọc Tuấn. Riêng Hoàn là kẻ cầm đầu và đã bỏ trốn khỏi địa phương.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi
Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trúng cử HĐND

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung giành số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND Thành phố với 95,18% số phiếu.

Chiều 26/5, Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp nhằm công bố kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 
Chu tich Ha Noi Nguyen Duc Chung trung cu HDND
 
Theo báo cáo của Ủy ban Bầu cử Thành phố về kết quả bầu cử thì TP Hà Nội đã bầu đủ 30 ĐB Quốc hội, 105 ĐB HĐND TP, bầu được 1.183/1.185 ĐB HĐND cấp huyện (thiếu 2 ĐB nhưng không phải bầu thêm), bầu được 15.759/16.031 ĐB HĐND cấp xã, thiếu 272 ĐB (1,8%), không có khu vực bỏ phiếu nào phải bầu cử lại; có 81 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã phải bầu cử thêm (1,8%), số ĐB phải bầu thêm là 123.

Người trúng cử đại biểu HĐND TP với tỷ lệ cao nhất là Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung với 95,18%.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh Hà Nội có số đơn vị bầu cử, số ĐB được bầu các cấp và số cử tri cao nhất cả nước nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo, cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, đúng luật, bình đẳng, an toàn và thực sự là ngày hội của toàn dân. 

Đến nay, Ủy ban Bầu cử không nhận được đơn thư khiếu nại về công tác kiểm phiếu.

Theo quy định, thẩm quyền công bố kết quả bầu cử ĐB Quốc hội sẽ do Hội đồng Bầu cử Quốc gia thực hiện. Kết quả bầu cử ĐB HĐND TP do Ủy ban Bầu cử TP công bố. Kết quả bầu cử ĐB HĐND các cấp sẽ do Ủy ban bầu cử các cấp công bố.

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu

Với thủ đoạn giả danh người của cơ quan pháp luật, các đối tượng lừa đảo gọi vào số điện thoại bàn, vu khống chủ thuê bao.

Nạn nhân gần đây nhất của mánh khóe lừa chuyển tiền qua điện thoại này là bà N.T.N, trú tại phường Văn Miếu, TP Nam Định. Theo trình báo của bà N.T.N, khoảng 8h sáng ngày 4-4-2016, đối tượng lừa đảo xưng là nhân viên bưu điện điện thoại đến số điện thoại bàn nhà bà N thông báo số tiền điện thoại nhà bà là 8,93 triệu đồng và yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ xóa số điện thoại.

“Nhân viên bưu điện” này còn cho bà N biết có một người trú tại phường Hải Yên, TP Móng Cái đã lấy được chứng minh thư của bà và sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng. Người này vừa bị công an bắt và khai cùng bà N thực hiện hoạt động rửa tiền.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại. 

Sau đó “nhân viên bưu điện” hướng dẫn bà N gọi điện thoại cho một "cán bộ công an", một "cán bộ VKSND" tỉnh Quảng Ninh để được minh oan không liên quan đến hành vi rửa tiền!?.

Theo hướng dẫn của những kẻ lừa đảo, bà N liền gọi điện cho vị “cán bộ công an và cán bộ VKSND Quảng Ninh” mà “nhân viên bưu điện” vừa cung cấp thì được bọn chúng yêu cầu gửi 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản của Lục Hữu Chiến tại ngân hàng Agribank Phục Hòa, Cao Bằng để khẳng định sự vô tội.

Bà N. liền khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp và kiên quyết không chuyển tiền. Lập tức “vị cán bộ" liền đe dọa sẽ bắt tạm giam bà 2 tháng để điều tra. Nghe đến đây, bà N. hoảng loạn, sau đó ra ngân hàng chuyển 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản mang tên Lục Hữu Chiến với hứa hẹn của vị “cán bộ viện kiểm sát “nếu bà thực sự vô tội thì sẽ trả lại tiền cho bà trong vòng 24h”.

Chuyển tiền xong, bà N. mới bừng tỉnh, kiểm tra tài khoản thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại thành phố Nam Định còn có một nam nạn nhân bị lừa 100 triệu đồng và một nam nạn nhân nữa ở huyện Xuân Trường bị lừa 160 triệu đồng.

Ngay khi tiếp nhận thông tin trình báo của bị hại, Ban giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Nam Định khẩn trương thu thập thông tin, làm rõ chân tướng vụ việc để trấn an dư luận cũng như nâng cao cảnh giác cho người dân.
Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
 Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trú tại huyện Cao Bằng dần lộ dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những người dân bị các đối tượng lừa đảo hỏi mượn tài khoản ngân hàng làm khâu trung gian chuyển tiền. Họ cho biết, được một đối tượng người nước ngoài nhờ số tài khoản để chuyển tiền.

Khi có tiền, đối tượng người nước ngoài này sẽ điện thoại nhờ họ rút tiền, sau đó chuyển tiền vào một số tài khoản khác hoặc giao trực tiếp cho đối tượng. Mỗi lần chuyển tiền, họ được đối tượng trả công 1 triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang khẩn trương truy tìm cũng như xác định chính xác danh tính của các đối tượng chủ mưu cầm đầu.

Cảnh giác để không bị "sập bẫy" đối tượng lừa đảo

Để giúp người dân chủ động phòng ngừa, không “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhận điện thoại từ người lạ. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại.

Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân, số chứng minh thư, thẻ tín dụng, số tài khoản cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không đưa thông tin đời tư lên các trang mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân hãy thông báo ngay đến cơ quan công an; không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừa đảo của tội phạm

Mẹ chồng nàng dâu “song kiếm hợp bích” đốt chỗ kín hàng xóm

Kết thúc phiên phúc thẩm, tòa vẫn y án phạt đối với các bị cáo về tội làm nhục người khác.

Kết thúc phiên phúc thẩm, tòa vẫn y án phạt đối với các bị cáo về tội làm nhục người khác.