Khủng hoảng chính trị tại Đức, Pháp: Châu Âu sẽ ra sao?

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, chính phủ tại Pháp và Đức, hai trụ cột chính trị và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), đã lần lượt sụp đổ.

Khủng hoảng này đã đặt Châu Âu rơi vào một giai đoạn bất ổn “chưa từng có”.

Chính phủ Pháp đã chính thức sụp đổ sau khi quốc hội Pháp hôm 4/12 đã thông qua bỏ phiếu “bất tín nhiệm” do liên minh cánh tả “Mặt trận bình dân mới” (NFP) đề xuất với sự giúp sức từ đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” (RN), buộc chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier phải nộp đơn xin từ nhiệm.

Khung hoang chinh tri tai Duc, Phap: Chau Au se ra sao?

Chính phủ Pháp sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, ngày 4/12. Ảnh: Getty.

Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình lan rộng phản đối các chính sách cải cách lương hưu và kinh tế. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1962 một Chính phủ Pháp sụp đổ do bỏ phiếu bất tín nhiệm. Việc chính phủ tan rã đặt nước Pháp vào tình trạng hỗn loạn chính trị, đe dọa ổn định kinh tế và vai trò lãnh đạo trong Liên minh châu Âu.

Tình hình càng trở nên xấu hơn khi Đảng Cánh tả “nước Pháp bất khuất” yêu cầu Tổng thống Pháp Emmanuel  Marcon từ chức. Tuy nhiên ngay sau đó, Tổng thống Pháp bác bỏ lời kêu gọi từ chức trên, đồng thời khẳng định sẽ vẫn “hoàn toàn” nắm giữ cương vị nguyên thủ quốc gia Pháp cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ.

“Nhiệm vụ mà các bạn trao cho tôi là nhiệm vụ có thời hạn 5 năm, và tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ đó một cách trọn vẹn, cho đến cùng. Chúng ta không thể để mình bị chia rẽ hoặc không làm gì cả. Đó là lý do tại sao tôi sẽ chỉ định một thủ tướng trong những ngày tới. Tôi sẽ yêu cầu họ thành lập một chính phủ vì lợi ích chung, đại diện cho tất cả các đảng phái chính trị có thể tham gia vào chính phủ, hoặc ít nhất là những đảng đồng ý không lật đổ chính phủ”, ông Macron nói.

Trong khi đó tại Đức, khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao, và chia rẽ nội bộ trong liên minh cầm quyền đã khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz tan rã. Các chính sách kinh tế bị chỉ trích nặng nề, trong khi sự trỗi dậy của các đảng cực hữu đẩy nước Đức vào tình trạng bất ổn.

Phản ứng với các diễn biến khủng hoảng chính trị trên đồng euro mất giá mạnh so với các loại tiền tệ khác. Thị trường tài chính châu Âu chứng kiến tình trạng bán tháo lớn, kéo theo nguy cơ suy thoái toàn khu vực. Đặc biệt, trước mắt chính trị, EU đang có khoảng trống lãnh đạo từ hai quốc gia chủ chốt, khiến các quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại và năng lượng bị đình trệ. Ngoài ra, sự sụp đổ của chính phủ Pháp Đức dễ gây ra hiệu ứng “domino” khi tạo ra tâm lý lo sợ lan rộng, biểu tình và xung đột bùng phát ở nhiều quốc gia trong khối từ Italy và Tây Ban Nha.

Theo Reuters, ông Achim Wambach, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu, nhận định: “Sự sụp đổ chính trị của Pháp và Đức không chỉ làm suy yếu EU mà còn tạo điều kiện cho các cường quốc bên ngoài gia tăng ảnh hưởng tại châu Âu”.

Trong khi đó, OECD cảnh báo rằng tình trạng này có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế âm và đẩy EU vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Các quốc gia thành viên EU đang gấp rút tổ chức các hội nghị khẩn cấp để tìm kiếm giải pháp, trong đó có đề xuất cải tổ cơ chế lãnh đạo của khối. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng nếu không có sự ổn định nhanh chóng, EU sẽ đối mặt với nguy cơ tan rã hoặc suy yếu nghiêm trọng. Tình hình hiện nay đặt châu Âu trước thử thách lịch sử, với những diễn biến khó lường trong thời gian tới.

Giá vàng hôm nay 31/1: Vàng lên đỉnh trong "bão" dịch cúm virus corona

Giá vàng hôm nay 31/1 trên thị trường thế giới treo ở sát đỉnh cao 7 năm trong bối cảnh nỗi lo về dịch bệnh do virus corona từ Vũ Hán Trung Quốc tăng cao khi mà số người nhiễm đã vượt đại dịch SARS 2003.

Đêm 30/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.579 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.583 USD/ounce.

Nguồn cơn nào dẫn tới Hàn Quốc ban bố thiết quân luật?

Dưới đây là một số sự kiện diễn ra trước khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật tối 3/12.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?
 Ngày 11/4: Các đảng đối lập giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội, giành được hơn 60% trong tổng số 300 ghế của Quốc hội. Ảnh: Lãnh đạo Đảng Dân chủ Lee Jae-myung phát biểu sau khi có kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc ngày 10/4. (Nguồn ảnh: Reuters/Getty) 
Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-2
 Ngày 9/5: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (ảnh) bày tỏ sự hối tiếc và xin lỗi thay mặt vợ là Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee giữa những cáo buộc cho rằng bà đã nhận trái phép một chiếc túi xách hàng hiệu vào năm 2022.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-3
 Ngày 27/8: Chính phủ của Tổng thống Yoon đề xuất ngân sách 677,4 nghìn tỷ won để giải quyết một số thách thức bao gồm chi phí bảo hiểm y tế và lương hưu tăng cao.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-4
 Ngày 25/11: Lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc và là Chủ tịch Đảng Dân chủ Lee Jae-myung được tuyên trắng án về tội thuyết phục một nhân chứng nói dối trước tòa để giảm nhẹ bản án hình sự trước đây của ông trong một khoảnh khắc hiếm hoi thoát khỏi rắc rối pháp lý nghiêm trọng.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-5
 Ngày 26/11: Tổng thống Yoon phủ quyết dự luật kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt về các cáo buộc tham nhũng liên quan đến vợ ông. Đây là lần thứ ba ông bác bỏ dự luật do phe đối lập đưa ra.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-6
Ngày 29/11: Phe đối lập cắt giảm khoảng 4,1 nghìn tỷ won trong kế hoạch ngân sách do Tổng thống Yoon đề xuất, cắt giảm quỹ dự trữ của chính phủ và ngân sách hoạt động cho văn phòng của Tổng thống, cơ quan công tố, cảnh sát và cơ quan kiểm toán nhà nước. Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền của ông Yoon lên án động thái này là "vô hiệu hóa chức năng của cơ quan công tố, cảnh sát và cơ quan kiểm toán nhà nước". 

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-7
 Ngày 2/12: Đảng Dân chủ đối lập chính đệ trình lên Quốc hội để luận tội ba công tố viên hàng đầu. Những người bảo thủ gọi hành động này là sự trả thù đối với các cuộc điều tra hình sự của họ đối với lãnh đạo Đảng Dân chủ Lee, người được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2027 trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-8
Ngày 2/12: Theo công ty thăm dò ý kiến Realmeter, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Yoon giảm xuống còn 25%.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-9
 Ngày 3/12: Tổng thống Yoon ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp, nói rằng ông sẽ xây dựng lại một đất nước tự do và dân chủ thông qua thiết quân luật.

Nguon con nao dan toi Han Quoc ban bo thiet quan luat?-Hinh-10
Sáng 4/12: Tổng thống Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội.