Khốn khổ suốt đời, mãi đến lúc chồng chết mới nở được nụ cười

Đến bữa, phải dọn mâm cho ông ăn trước. Nếu ngày nào vui thì ông uống rượu và ăn nhanh, chừng 1 tiếng là bà và các con được thắp cơm.

Không biết từ bao giờ ông ấy được mọi người trong làng gọi là ông Tư Tôm. Tôi nghe thắc mắc lắm mà chẳng dám hỏi ai. Mãi lớn lên tôi mới hiểu ra là ông ấy có nghề đặt cượm tôm ở sông. Và thỉnh thoảng ông ấy còn đi đổ cả cượm tôm của người khác nữa.
Ra ngoài thì không ai biết ông ấy là người gia trưởng với vợ con. Nghe nói sáng nào ông đi mang đó về bà vợ phải làm nhiệm vụ đổ tôm, nhặt ra những con ngon nhất để lại làm mồi nhắm cho chồng, số còn lại đem đi bán đong gạo và mua rượu cho ông ấy uống dần. Mẹ con bà chỉ được nhặt những con bé hoặc đã chết, rang mặn làm thức ăn.
Khon kho suot doi, mai den luc chong chet moi no duoc nu cuoi
Ông chết bà thảnh thơi hơn, người đỡ héo hắt. Mặt bà nhìn cũng tươi tỉnh hơn. Nụ cười đã tắt trở lại trên khuôn mặt nhăn nhó (ảnh minh họa) 
Đến lúc ăn, thì phải dọn mâm cho ông ăn trước. Nếu như ngày nào vui vẻ thì ông uống rượu và ăn nhanh. Chừng 1 tiếng đồng hồ thì bà và các con mới được thắp cơm ăn. Còn như nếu ngày nào mà ông không vừa lòng, vừa uống rượu vừa chửi vợ chửi con hay những người làm mất lòng ông hôm ấy thì bà và các con khổ rồi. Bữa rượu của ông sẽ ké dài đến 2, 3 tiếng đồng hồ. Mẹ con bà cứ ngồi xó ngồi xỉnh mà chờ. Bao giờ ông gục xuống cạnh mâm cơm thì mẹ con bà mới được đi ăn.
Khổ là thế vậy mà bà ấy cứ phải lo rượu hàng ngày cho ông ấy uống. Bữa nào không có rượu mà xem. Tiếng bát đũa loảng xoảng cùng với những lời chửi “bố mày làm suốt ngày mà đến bữa có tí rượu mày cũng không lo nổi à?”
 Mời độc giả xem video "Quên ngày sinh nhật của vợ là phạm tội". Nguồn VTC14:
Bà đâu có nhàn nhã gì cho cam. Sáng ra lo cơm nước cho chồng con xong là đi chăn trâu cắt cỏ. Đến chừng 10 giờ trưa, dù có đang làm gì bà cũng phải vứt hết đấy để về lo bữa cho chồng. Càng ngày ông càng trở nên nát rượu. Một ngày ông chỉ tỉnh rượu được một vài tiếng.
Một ngày kia ông uống say rồi nằm ngủ trúng gió chết lúc nào vợ con chẳng hay. Ông chết bà thảnh thơi hơn, cũng hay được chạy chơi hàng xóm, người đỡ héo hắt. Mặt bà nhìn cũng tươi tỉnh hơn. Nụ cười đã tắt trở lại trên khuôn mặt nhăn nhó của bà.

Các con à! Mẹ không phải là osin!

Mẹ thương con nhớ cháu, muốn tuổi già được sum vầy bên các con, nhưng đừng vì thế mà biến mẹ thành... osin!

Ngày mẹ lên sống cùng các con, bắt đầu là ngày mẹ con dâu có bầu. Con dâu nghén quá nên các con về đón mẹ lên để chăm sóc. Mẹ vui mừng lắm. Tuổi già rồi cả một đời chăm sóc các con còn không kể công thì đâu xá gì một vài việc cỏn con khi mà mẹ thực sự muốn được gần con, gần cháu. Nhưng cũng bắt đầu từ đấy, mẹ cảm thấy mình thật khó để "thích nghi".
Cac con a! Me khong phai la osin!
 Ảnh minh họa.

Đây là lý do bạn nên ngừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh

(Kiến Thức) - Nếu bạn không muốn tự rước bệnh tật vào người thì hãy ngừng ngay lập tức thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh.

Việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh khiến cho các loại vi khuẩn bám lên điện thoại của bạn và gây hại đến sức khỏe sau khi tiếp xúc hàng ngày.
Day la ly do ban nen ngung mang dien thoai vao nha ve sinh
Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể khiến bạn rước bệnh tật vào người. Ảnh: Huffpost.

Một nghiên cứu đăng trên Annals of Microbiology Clinical and Antimicrobials phát hiện ra rằng 95% điện thoại di động nhiễm bẩn vi khuẩn, một số trong đó có khả năng gây nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona (Mỹ) cũng tìm ra rằng điện thoại của chúng ta mang gấp 10 lần vi khuẩn so với bệ cầu nhà vệ sinh.