'Khoảnh khắc vàng' lúc mở quan tài vua Tutankhamun

Một trong những bức ảnh lịch sử nổi tiếng được nhiếp ảnh gia khảo cổ học Harry Burton chụp tại Ai Cập vào năm 1925 lần đầu tiên được phủ màu, giúp nêu bật tầm quan trọng của khám phá.

'Khoanh khac vang' luc mo quan tai vua Tutankhamun
Khoảnh khắc vàng lúc quan tài vua Tutankhamun được mở (Ảnh: BBC) 
Sự tương phản của màu đen và vàng của quan tài trở nên nổi bật khi nhà khảo cổ dần gỡ bỏ lớp nhựa thơm phủ bên trong cùng của quan tài của vua Tutankhamun bằng một chiếc búa nhỏ. Chiếc mặt nạ của nhà vua được làm một cách tinh tế bằng vàng, thủy tinh và đá quý.
Tấm ảnh trên là một phần trong bộ 1.400 bức ảnh ghi lại quá trình khai quật tại Thung lũng các vị vua, từ việc phát hiện ra mộ của triều đại Pharaoh thứ 18 vào ngày 4/11/1992 tới mở nắp quan tài trong cùng của nhà vua khoảng 3 năm sau đó.
'Khoanh khac vang' luc mo quan tai vua Tutankhamun-Hinh-2
Chiếc mặt nạ của nhà vua Tutankhamun được làm bằng vàng và đá quý (Ảnh: BBC) 
Ảnh chụp lăng mộ, quan tài của vua Tutankhamun đã được thế giới biết tới từ lâu. Tuy nhiên, bức ảnh đặc biệt ghi lại hình ảnh nhà khảo cổ học Howard Carter chầm chậm hé lộ quan tài của vị Pharaoh Ai Cập mãi tới giờ mới được phủ màu, theo Daily Mail.
Ảnh trước do nhiếp ảnh gia Harry Burton chụp vào ngày 28/10/1925 hoặc sau đó một chút, là ảnh đen trắng, bị nhiễu, không thể truyền tải được mức độ quan trọng của khám phá cũng như độ sáng của vàng và màu xanh của những viên đá quý.
'Khoanh khac vang' luc mo quan tai vua Tutankhamun-Hinh-3
Nhà khảo cổ Carter, cùng Huân tước Carnavon đi vào mộ (Ảnh: BBC) 
Một trong các bức ảnh đáng nhớ nhất, được chụp vào 16/2/1923 cho thấy ông Carter, khi đó 48 tuổi, cùng người tài trợ là Huân tước Carnavon đi vào mộ được niêm phong. Hai tháng sau, người tiên phong qua đời vì muỗi cắn, gây nhiễm trùng máu, và dẫn tới những đồn đại về lời nguyền của Tutankhamun.

Mở nắp quan tài, giật mình xác ướp nguyên vẹn như mới

(Kiến Thức) - Trong quá trình khai quật một ngôi mộ cổ ở El-Asasef, Luxor, bên bờ sông Nile gần Thung lũng các vị Vua, các nhà khảo cổ phát hiện 2 cỗ quan tài. Trong số này, một cỗ quan tài chứa xác ướp xác ướp linh mục còn nguyên vẹn và chiếc còn lại chứa xác ướp một phụ nữ.

Mo nap quan tai, giat minh xac uop nguyen ven nhu moi
Khi tiến hành mở nắp hai cỗ quan tài trong ngôi mộ cổ tại El-Asasef, Luxor, bên bờ sông Nile gần Thung lũng các vị Vua, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện xác ướp linh mục Ai Cập và một phụ nữ còn gần như nguyên vẹn.

Nhan sắc mỹ nhân cổ đại Trung Quốc

Có thể nói họ đều là những mỹ nhân của thời Trung Quốc cổ với vẻ đẹp khiến vạn người mê.

Trước đây, khi muốn dựng lại tạo hình các mỹ nhân xưa, người ta không còn cách nào khác là dựa vào những bức tranh cổ và… tưởng tượng. Thế nhưng với những bước tiến công nghệ mới, việc phục dựng lại nhan sắc của những cách đây hàng nghìn năm đã trở nên đơn giản, chính xác hơn bao giờ hết.

1. Phu nhân thừa tướng triều Hán

Cách đây 2.200 năm trước, khu mộ ở gò Mã Vương là nơi an táng một trong những vị phu nhân tài sắc nổi tiếng của triều Hán. Bà tên là Tân Truy, vợ của Thừa tướng Lợi Thương của Trường Sa quốc, quê ở Trường Sa, Hồ Nam.

Khuôn mặt đẹp mặn mà của Tân Truy (Ảnh từ Internet)

Có thể bạn quan tâm

Năm 1972, mộ của bà được khai quật. Người ta đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thi thể của Tân Truy vẫn còn gần như nguyên vẹn với đầy đủ các bộ phận, da còn giữ được tính đàn hồi, các vi mạch còn rõ ràng, màu sắc động mạch cũng như mới. Công nghệ phục dựng hình trên máy tính đã cho người ta thấy dung nhan sắc nước hương trời của bà.

2. Mỹ nữ Lăng Huệ Bình triều Hán

Tháng 7/2002, tại quận Hải Châu, thành phố Liên Vân Cảng, các nhà khảo cổ học phát hiện được một thi thể còn được bảo quản rất tốt dù đã chôn cách đây 2000 năm.


Đó là xác ướp của một người phụ nữ, cao chừng 1,60 m, da và cơ vẫn còn nguyên, không hề bị long tróc. Ngoài ra, điểm đặc biệt hơn cả là hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng của bà cũng được bảo quản rất tốt.

Qua nghiên cứu, người ta biết được đây là xác ướp của một cô gái tên là Lăng Huệ Bình ở đời Hán. Công nghệ phục dựng cho thấy vẻ đẹp thanh tú, xinh đẹp của Lăng Huệ Bình.

3. Mỹ nhân Lâu Lan

Năm 1980, ở Tân Cương, người ta khai quật được xác ướp của một . Họ đặt tên cho xác ướp này là “Mỹ nhân Lâu Lan”. Tuổi thọ của mỹ nhân Lâu Lan lên tới 3.800 năm. Theo các mẫu phân tích, mỹ nhân qua đời lúc 45 tuổi, cao 1,57 m và có nhóm máu O.

Mỹ nhân Lâu Lan

Mỹ nhân mặc đồ bằng sợi len, da cừu, đi đôi ủng lông dày, đội mũ có gắn lông chim. Công nghệ phục chế cho thấy mỹ nhân này có đôi mắt màu xanh sâu thẳm, sống mũi cao, thanh tú, môi mỏng, cằm thon, da trắng.

4. Công chúa Tiểu Hà

Công chúa Tiểu Hà được an táng trong quan tài hình chiếc thuyền. Thi thể công chúa vẫn được bảo quản rất tốt với nụ cười vĩnh cửu. Công chúa qua đời khi còn trẻ.

Xác ướp đội chiếc mũ trùm đầu, có đôi mắt dài, lông mày nét. Công chúa nhìn như đang ngủ, mắt nhắm hờ, như vừa mới thiếp đi, mũi thẳng, môi mỏng hơi mở lộ hàm răng như mỉm cười vĩnh hằng với hậu thế.

Công chúa Tiểu Hà

Di hài được khai quật 70 năm trước, gây ấn tượng bởi nụ cười vĩnh hằng và được các nhà khảo cổ tôn vinh vẻ đẹp quý phái với tên gọi “công chúa trên dòng sông”.

5. Nữ nhân Tân Cương


Xác ướp này nằm trong một ngôi mộ thời đường tại tỉnh Tân Cương. Địa điểm đó là nơi chôn cất của các quý tộc. Các nhà khoa học cho biết, xác ướp còn lại là của một nữ nhân đã trưởng thành, khuôn mặt tròn trịa, thanh tú, toát rõ vẻ đài các.

6. Hương Phi, ái thiếp của vua Càn Long


Ở Nãng Sơn, An Huy, người ta tìm thấy xác ướp của Hương Phi, một sủng thiếp của vùa Càn Long nhà Thanh. Thi thể Hương Phi gần như không phân hủy sau 200 năm chôn cất, vẫn giữ được vẻ đẹp quý phái của một người phụ nữ Hán ở miền Giang Nam. Đặc biệt, khi mở nắp quan tài, người ta còn cảm thấy một mùi hương đặc biệt. Tương truyền, lúc còn sống Hương Phi cũng có một mùi hương quyến rũ tự nhiên tỏa ra từ thân thể khiến vua Càn Long không thể rời xa.

7. Phục chế dung nhan nữ quý tộc nhà Hán

Di hài nữ quý tộc được khai quật tại khu mộ Laoshan vào Tháng 8/2000. Thi thể đã được đại học Cát Lâm nghiên cứu về mặt di truyền và nhân chủng học cùng dựng mô hình 3D.