Khiếp hãi “lô cốt thép” KV-2 của Hồng quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Với tháp pháo có phần đồ sộ của mình, xe tăng hạng nặng KV-2 thực sự khiến kẻ thù kinh hãi khi lần đầu chạm mặt nó.

Những kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha 1936-1939 đã khiến Hồng quân Liên Xô nhận thấy vai trò của xe tăng hạng nặng - “cái đinh” của lực lượng thiết giáp. Việc nghiên cứu thiết kế mẫu xe tăng hạng nặng mới đã được đẩy mạnh. Các mẫu thử nghiệm đã tham chiến trong chiến tranh Liên Xô - Phần Lan, và sau đó mẫu thiết kế KV (viết tắt tên của Nguyên soái Kliment Voroshilov) đã được chọn. Có hai phiên bản chính của xe tăng KV được sản xuất với qui mô tương đối lớn là xe tăng KV-1 (mang pháo 76mm) và KV-2 (mang lựu pháo 152mm), mà chủ yếu là KV-1 với số lượng trên 5.000 chiếc xuất xưởng trong giai đoạn 1939-1943. Trong khi đó, chỉ có vỏn vẹn 213 chiếc KV-2 được sản xuất.
Xe tăng hạng nặng KV-2 có ngoại hình khá đồ sộ với tháp pháo lớn chưa từng thấy có phần vuông vức. Nhưng chính tháp pháo khá lạ đó khiến KV-2 trông hung dữ hơn, khiến kẻ địch phải kinh sợ nếu lần đầu chạm mắt.
Khiep hai “lo cot thep” KV-2 cua Hong quan Lien Xo
 Xe tăng KV-2 với tháp pháo nhìn như lô cốt khiến mọi kẻ địch phải khiếp sợ.
Khiep hai “lo cot thep” KV-2 cua Hong quan Lien Xo-Hinh-2
 Kiểu tháp pháo này khiến không gian bên trong KV-2 nhìn khá rộng rãi.
"Con quái vật" dài 6,95m, rộng 3,32m và cao 3,25m, nặng đến 52 tấn. Lớp giáp của xe lên đến 75mm, và có thể tăng lên đến 110mm ở những vị trí quan trọng. Do khối lượng rất lớn nên KV-2 sử dụng động cơ diesel B-2K công suất 500 mã lực, cho phép đạt tốc độ tối đa 34km/h, tầm hoạt động 140km. Nhìn chung, truyền động của xe không đáng tin cậy, sức cơ động thấp.
Vũ khí chính của xe là lựu pháo M-10 cỡ 152mm, ngoài ra còn có 3 súng máy DT 7,62mm. Đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Clip khám phá bên trong, lái thử "siêu tăng" KV-2:

Ý đồ thiết kế KV-2 không phải là cho nhiệm vụ chống tăng. Các xe tăng KV-2 được biên chế thành các tiểu đoàn (15 chiếc), nằm trong đội hình các sư đoàn tăng xung kích, với nhiệm vụ bắn phá, chế áp các công sự kiên cố của địch bằng đạn phá bê tông. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của Liên Xô vào thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, KV-2 đã phải chuyển sang làm nhiệm vụ chống tăng, và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Sự bất hợp lí trong việc thiết kế một xe tăng nặng nề và việc trang bị loại pháo không phù hợp cho chống tăng đã làm việc sản xuất xe tăng KV-2 đã bị dừng lại chỉ vài tháng sau khi chiến tranh vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Nhưng những kinh nghiệm sản xuất và sử dụng KV-2 vẫn được áp dụng cho việc chế tạo các xe tăng hạng nặng IS, cũng như các pháo tấn công tự hành của Hồng quân Liên Xô.

Chi tiết súng tiểu liên AEK-919K lợi hại của Nga

(Kiến Thức) - Lợi thế trọng lượng nhẹ, hỏa lực mạnh, súng tiểu liên AEK-919K Kashtan được đánh giá là một trong những vũ khí cầm tay lợi hại của đặc nhiệm Nga.

Chi tiet sung tieu lien AEK-919K loi hai cua Nga
Súng tiểu liên AEK-919K Kashtan do nhà máy Kovrov sản xuất vào đầu những năm 1990, có chiều dài 325 mm khi báng gấp.  
Chi tiet sung tieu lien AEK-919K loi hai cua Nga-Hinh-2
Khi báng mở, súng có chiều dài 485 mm. Trọng lượng rỗng của súng 1,65 kg khi không mang theo băng 20 viên đạn. 

Đột nhập radar chống tên lửa Don-2N bí ẩn ở Moscow

(Kiến Thức) - Trạm radar chống tên lửa Don-2N giám sát liên tục nhằm phát hiện, phân loại, theo dõi và chỉ thị mục tiêu đánh chặn tên lửa bảo vệ Moscow.

Dot nhap radar chong ten lua Don-2N bi an o Moscow
Ý tưởng thiết kế đài radar chống tên lửa Don-2N đã được đề xuất vào cuối những năm 1960 khi Liên Xô tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới (ABM). Song phải đến tháng 6/1975, Don-2N với chính thức được Viện nghiên cứu Kỹ thuật Mints đảm nhiệm phát triển để nâng cấp hệ thống ABM của Moscow.  
Dot nhap radar chong ten lua Don-2N bi an o Moscow-Hinh-2
Đến năm 1978, trạm Don-2N bắt đầu được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1989 ở Pushkino, gần Moscow. Radar cảnh báo sớm chống tên lửa Don-2N trở thành một bộ phận tối quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-135 bảo vệ Moscow, có khả năng bao phủ 360 độ, cung cấp cho các hệ thống đánh chặn GAZELLE và GORGON.