Khi chiến tranh kết thúc, thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu?

Mỗi cuộc chiến tranh nổ ra đều đi kèm với mất mát, thương vong. Hậu chiến tranh sẽ không tránh khỏi việc có rất nhiều binh lính bỏ mạng, vậy làm sao xử lý thi thể của hàng vạn binh sĩ trên chiến trận.

Theo nghiên cứu của các sử gia Trung Quốc,trong hầu hết các trường hợp, người Trung Quốc cổ đại đều xử lý thi thể theo 3 cách dưới đây.

Cách đầu tiên để xử lý cũng là cách được cho là vô nhân đạo nhất, đó là trực tiếp bỏ mặc những thi thể này. Sau khi chiến tranh kết thúc, người thu dọn chiến trường chính là bên thắng cuộc.

Họ vừa trải qua trận chiến vô cùng ác liệt, khi nhìn thấy kẻ thù mà mình vừa đánh bại chỉ thấy hận thù. Nếu thời gian và điều kiện thuận lợi, phe thắng cuộc sẽ cũng chỉ tìm lại thi thể của đồng đội mình để chôn cất. Song việc này khó như "mò kim đáy bể" nên hầu như họ sẽ chọn bỏ mặc ngay chính đồng đội từng cùng chiến đấu, huống hồ là xác của kẻ thù.

Xác binh lính sẽ được gom tập trung lại thành đống và để phân hủy tự nhiên. Phương pháp có nguy cơ làm bùng phát bệnh dịch, với trình độ y tế lúc bấy giờ sẽ rất khó kiểm soát và mang lại hậu quả vô cùng nặng nề.

Khi chien tranh ket thuc, thi the cua binh linh chet tran se di ve dau?

Thu dọn tàn cuộc thường là việc của bên thắng trận nên thật khó xảy ra trường hợp binh lính muốn cẩn thận an táng xác đối phương. Ảnh: NetEase.

Cách thứ 2 để xử lý tàn cuộc chính là chôn tại chỗ. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sẽ đào một cái hố lớn sau đó gom thi thể lại chôn cùng với nhau. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giải quyết được vấn đề dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, cách mai táng này vẫn có nhược điểm lớn là ở đó có rất nhiều thương binh hạng nặng vô tình bị chết chung. Hơn nữa, các thi thể cũng không được chôn cất kỹ càng nên theo quan niệm phong kiến thì đây cũng không thể coi là được "an táng".

Giải pháp cuối cùng là thiêu xác. Cách này tương đối rắc rối và khó thực hiện trong thời đại phong kiến và tư tưởng bảo thủ của xã hội lúc bấy giờ.

Thiêu xác đối phương là việc dễ vì không những tránh được dịch bệnh mà còn giải toả được nỗi căm hờn, tuy nhiên người ta thấy khó chấp nhận việc đốt xác những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.

Giải pháp này tiết kiệm thời gian, công sức hơn là đào hố chôn xác và đây vẫn là cách xử lý xác chết hiệu quả nhất cho đến ngày nay. Vì vậy, trong 3 cách được nghiên cứu phát hiện thì thiêu xác là phương án ít được thực hiện nhất trong xử lý thi thể binh lính thời cổ đại. 

Phải chăng loài người thời cổ đại đều bị mù màu xanh lam?

Màu xanh lam từng bị "mất tích" trong thế giới tự nhiên và tất cả các văn bản thời cổ đại.

Đâu là màu sắc bí ẩn nhất trong lịch sử nhân loại? Không phải màu đen – đó là màu xanh lam. Trong hai cuốn sử thi hùng tráng nhất của thời Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey, Homer không một lần nào nhắc tới màu xanh lam. Khi mô tả màu sắc của bầu trời, ông ấy nói nó giống với màu đồng pha lẫn màu của sắt.

Màu xanh lam cũng không hề xuất hiện trong các câu chuyện cổ ở Trung Quốc, Sagas Iceland hoặc các phiên bản Kinh Thánh cổ được viết bằng tiếng Do Thái. Nhiều người tin rằng việc chúng ta biết đến màu xanh lam ngày nay chỉ vì chúng ta ai cũng được dạy về nó từ bé.

Hoàng đế Trung Hoa hầu như không chết vì bệnh ung thư

Hiện tại, căn bệnh ung thư là một trong những vấn đề khiến con người sợ hãi nhất, nhưng trong thời cổ đại dường như không có khái niệm này.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có thể nói các Hoàng đế không hề chết vì căn bệnh ung thư ngoại trừ 1 người, đó là Hoàng đế Tuyên Thống.

Hoàng đế Tuyên Thống (Ái Tân Giác La Phổ Nghi) là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của xã hội phong kiến Trung Quốc. Năm 1962, sau khi Phổ Nghi kết hôn với Lý Thục Hiền, ông đã tiểu ra máu. Do trình độ khám chữa bệnh lúc đó vẫn còn hạn chế, bác sĩ chỉ kết luận Phổ Nghi bị "sốt bàng quang".