Khánh thành công trình bia truyền thống LLVT Sài Gòn-Gia Định tại Bến Tre

Công trình Bia truyền thống lực lượng vũ trang (LLVT) Sài Gòn - Gia Định nhằm ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Sài Gòn - Gia Định đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ngày 27/4, Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định tại khu phố Phước Lý, thị trấn Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc.
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre
 Đại biểu cắt băng khánh thành công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định.
Đến dự có Anh hùng LLVT Nhân dân Huỳnh Văn Be, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Quyền Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn; Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính uỷ Bộ Tư lệnh TP HCM và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỏ Cày Bắc cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành đoàn thể tỉnh Bến Tre, các Cựu chiến binh thuộc đơn vị I4 từng trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại huyện Mỏ Cày Bắc giai đoạn 1969-1970.
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre-Hinh-2
Công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định, do Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp với DonaCoop và các doanh nghiệp, mạnh thường quân xây dựng.
Sau 1 năm thi công, công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định hoàn thành theo đúng tiến độ. Công trình có tổng diện tích xây dựng 1.007m2, gồm các hạng mục: nhà bia, bia truyền thống, bia ghi danh các liệt sĩ; nhà sinh hoạt cộng đồng và trang thiết bị, nội thất; cổng và tường rào; sân đường, cây xanh, dụng cụ tập thể dục thể thao ngoài trời.
Tổng kinh phí xây dựng công trình khoảng 10 tỷ đồng, do Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp cùng Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (DonaCoop) và các doanh nghiệp, mạnh thường quân xây dựng.
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre-Hinh-3
 Cựu chiến binh dự lễ khánh thành công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định.
Công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định được xây dựng nhằm ghi nhớ công lao to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Sài Gòn - Gia Định đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là một trong những công trình trọng điểm có giá trị, ý nghĩa lịch sử thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng LLVT TP HCM giai đoạn 2019-2024; 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống LLVT TP HCM (4/9/1945 - 4/9/2025).
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre-Hinh-4
 Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM trao quà cho hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Công trình còn có mục tiêu kết nối với Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Khu ủy Sài Gòn - Gia Định và các di tích lịch sử trên địa bàn, trở thành địa chỉ đỏ, điểm đến về nguồn, nơi học tập, tham quan, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tin, tình cảm, ý chí quyết tâm, tinh thần nhiệt huyết cách mạng cho các thế hệ.
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre-Hinh-5
Dịp này Bộ Tư lệnh TP HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây tặng 300 phần quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Phan Văn Xựng chân thành cảm ơn các đơn vị, nhà hảo tâm đã hỗ trợ xây dựng công trình ý nghĩa Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định. Đồng chí đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc làm tốt công tác quản lý, sử dụng, bảo quản; phát huy giá trị để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ; xứng đáng là công trình văn hóa, lịch sử, nơi thể hiện niềm tự hào; sử dụng trong sinh hoạt, học tập, tạo không khí vui vẻ, ấm cúng trong các hoạt động của địa phương.
Khanh thanh cong trinh bia truyen thong LLVT Sai Gon-Gia Dinh tai Ben Tre-Hinh-6
 Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP HCM cùng đại biểu xem hiện vật tại công trình Bia truyền thống LLVT Sài Gòn - Gia Định.
Nhân dịp này, Bộ Tư lệnh TP HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây trao tặng 300 phần quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hầm vũ khí của biệt động Sài Gòn

(Kiến Thức) - Sau khi dự lễ kỷ niệm 50 cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân sáng 31/1, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm căn hầm chứa vũ khí của ông Năm Lai, nơi tập kết vũ khí và lực lượng đánh vào Dinh Độc Lập của biệt động Sài Gòn năm 1968.

Sau khi dự lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo TP.HCM đã tới thăm căn hầm bí mật của gia đình ông Trần Văn Lai (còn vó bí danh là Mai Hồng Quế, đã mất năm 2002) tại quận 3, TP.HCM. Bà Năm Lai cùng các con cháu đã tiếp đón và trực tiếp làm "hướng dẫn viên" cho Tổng bí thư.
Sau khi dự lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo TP.HCM đã tới thăm căn hầm bí mật của gia đình ông Trần Văn Lai (còn vó bí danh là Mai Hồng Quế, đã mất năm 2002) tại quận 3, TP.HCM. Bà Năm Lai cùng các con cháu đã tiếp đón và trực tiếp làm "hướng dẫn viên" cho Tổng bí thư.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định có gì đặc biệt ?

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định còn vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm vào năm 2005. Đến năm 2018, bảo tàng tiếp tục vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và để lại bút ký. ​

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định là bảo tàng ngoài công lập ở TP HCM. Năm 1963, ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân), xây căn nhà 145 Trần Quang Khải để làm nơi hội họp, nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ, in truyền đơn, tiếp nhận và truyền lệnh. Trước đó, vào năm 1962, ông Lai cũng đã xây Hầm chứa vũ khí tại căn nhà khác của mình trên cuộc Tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và đánh vào Dinh Độc Lập.
Tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định ở 145 Trần Quang Khải, từ ngoài vào nhà, khách chỉ có 1 đường duy nhất lên tầng lầu bằng thang máy kiểu cổ. Để xem hiện vật, khách đi thang bộ ở cửa khác để xuống nơi trưng bày cũng là nơi các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn hội họp…