Khám phá Gaet’ale Pond, hồ nước mặn chết chóc nhất thế giới

Gaet’ale Pond, một hồ nước nhỏ nằm gần miệng núi lửa Dallol ở Ethiopia với độ mặn 43%,là hồ nước mặn nhất thế giới.

Gaet’ale Pond, một hồ nước nhỏ nằm gần miệng núi lửa Dallol ở Ethiopia’s Danakil Depression được cho là hồ nước mặn nhất trên thế giới, với độ mặn 43%.
Để so sánh, Biển Chết nổi tiếng hơn nhưng cũng chỉ có độ mặn 33,7% và các đại dương trên thế giới có độ mặn trung bình là 3,5%. Xét về độ mặn, Biển Chết vẫn chưa là gì so với Gaet’ale.
Nước trong cái hồ nhỏ này quá bão hòa với muối sắt đến mức có cảm giác nhờn trên tay như chạm vào dầu. Người dân địa phương đôi khi gọi nó là “hồ dầu”.

Kham pha Gaet’ale Pond, ho nuoc man chet choc nhat the gioi

Gaet’ale Pond. (Nguồn: odditycentral.com)

Vài người còn gọi đây là “hồ tử thần” vì khí độc thải ra qua bề mặt nước khiến bất kỳ sinh vật nào khi tới gần cũng gặp nguy hiểm. Chim và côn trùng thường bỏ mạng bên bờ hồ và giữ nguyên trạng thái như lúc chúng vừa chết.
Chính vì đặc điểm nguy hiểm này nên các chuyên gia cảnh báo khách du lịch nên thận trọng khi khám phá xung quanh hồ Gaet'ale và các khu vực vũng nước mặn gần đó.
Mức độ khí độc cao, đặc biệt là gần bề mặt hồ, đủ để giết chết ngay cả người trưởng thành. Khí độc được cho là hình thành từ hoạt động của núi lửa nằm dưới hồ.
Trong một nghiên cứu được các nhà khoa học thực hiện trước kia, có hàng chục xác chim được phát hiện bên hồ Gaet’ale. Có khả năng chúng chết vì uống nước mặn, nhưng cũng có khả năng do khí độc.
Điều kỳ lạ là dù chết khá lâu, cơ thể chúng không có dấu hiệu phân hủy và có một lớp muối bao bọc bên ngoài.
Không ai biết chính xác hồ Gaet’ale xuất hiện từ thời điểm nào. Tuy nhiên sau khi một trận động đất hồi năm 2005 kích hoạt lại ngọn núi lửa bên dưới hồ và liên tục bơm thêm nước mặn nên kích thước của nó ngày một lớn hơn.
Nước trong hồ Gaet’ale thường xuyên dao động từ 50-55 độ C và chức cực kỳ nhiều axit, khiến người tiếp xúc có thể bị bỏng và viêm da dễ dàng.  

Top 10 thành phố nổi tiếng có kênh dẫn nước tuyệt đẹp

Trên thế giới, một số thành phố nổi tiếng nhờ hệ thống kênh dẫn nước có từ thời xưa. Sau đây là 10 thành phố xinh đẹp có hệ thống đường thủy nổi tiếng.

Venice, Italia. Đứng đầu danh sách là thành phố Venice nổi tiếng của Ý với 170 con kênh và 118 đảo nhỏ được kết nối bằng 400 cây cầu đi bộ. Kênh chính có chiều dài là 2,4 dặm. Venice cũng là thành phố lớn nhất ở Châu Âu không có sự xuất hiện của xe hơi .
Giethoorn, Hà Lan. “Venice của Hà Lan” là tên gọi mà người dân đặt cho thành phố Giethoorn tại tỉnh Overijssel của xứ sở hoa tulip. Thành phố này có hơn 180 cây cầu bắc qua nhưng người dân ưa sử dụng loại tàu thủy chạy bằng điện và ít gây tiếng ồn.
Birmingham, Vương quốc Anh. Con kênh đầu tiên của thành phố được đào vào năm 1769 để kết nối với thị trấn Wednesbury. Thế kỷ 18, thành phố có tổng cộng 174 dặm kênh, trong đó hơn 100 dặm kênh dành cho tàu thuyền qua lại.
Bruges, Bỉ. Thành phố này không chỉ nổi tiếng bởi các công trình có từ thời trung cổ mà còn bởi hệ thống đường thủy thuận tiện. Khách du lịch được gợi ý tham quan thành phố bằng thuyền vì các con kênh chạy xuyên suốt đến các điểm du lịch trong thành phố.
Thủ đô Stockholm của Thụy Điển có hàng chục công viên cây xanh được xây trên 14 đảo lớn ở hồ Malaren. Khu vực quần đảo có hơn 3000 đảo lớn nhỏ kết nối với biển Baltic. Nước ở đây rất sạch và du khách được khuyên nên di chuyển bằng đường thủy.
Bangkok, Thái Lan. Thăm quan thành phố bằng tàu thuyền là cách tốt để có thể đến các khu chợ nổi, di tích lịch sử và trung tâm thương mại. Các con kênh được đào ở thế kỷ 18 và mở rộng ở thế kỷ 19 nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển và cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho thành phố. Con kênh chính có tên là Khlong Saen Saeb dài 11 dặm.
Alleppey, bang Kerala, Ấn Độ. Thành phố Alleppey thuộc bang Kerala, Ấn Độ được mệnh danh là “Venice của phương Đông” bởi hệ thống sông, hồ, kênh, rạch đan xen và rộng lớn dài xấp xỉ 933 dặm. Du khách nên du lịch bằng tàu cao tốc hoặc nhà thuyền bởi diện tích rộng lớn của hồ Vembanad nổi tiếng lên tới 1,263 dặm vuông.
Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố lịch sử Tô Châu của Trung Quốc nổi tiếng bởi những con kênh và khu vườn xinh đẹp. Con kênh chính dài 1200 dặm và là kênh nhân tạo dài nhất hành tinh.
Cần Thơ, Việt Nam. Cần Thơ có mạng lưới kênh rạch và sông ngòi rộng lớn lên tới 719 dặm. Di chuyển trên tàu thuyền, du khách có thể đến các khu chợ nổi để mua đồ lưu niệm thủ công hoặc mua bất cứ thứ gì từ những chiếc thuyền xung quanh.
Cape Coral, bang Florida, Mỹ. Hệ thống kênh đào của Cape Coral giúp bảo vệ thành phố khỏi lũ lụt và cung cấp nước tưới tiêu. Cape Coral có cả hồ nước mặn lẫn hồ nước ngọt, hệ thống kênh nhân tạo dài 400 dặm và được coi là một trong những kênh đào dài nhất thế giới.
 

Vén màn bí ẩn dòng thác máu kỳ dị giữa băng tuyết ở Nam Cực

Vết nứt từ sông băng Taylor trong thung lũng khô McMurdo, Nam cực, xuất hiện dòng chảy đỏ như máu hay còn gọi là thác Máu. Những nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá nguồn gốc của nó suốt một thế kỷ.

Ven man bi an dong thac mau ky di giua bang tuyet o Nam Cuc
 Được phát hiện vào năm 1911, con thác này như bước ra từ bộ phim kinh dị. Thác máu bắt nguồn từ sông băng Taylor thuộc thung lũng khô McMurdo, Nam Cực.