Khám phá địa danh nổi tiếng trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật

Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý kỳ ảo hay Nhạn Môn Quan là những địa danh từng xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Trung Quốc.

Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that
 
Núi Nga Mi: Nhắc đến núi Nga Mi, tín đồ của "Ỷ Thiên Đồ Long ký" sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái. Trong thế giới của Kim Dung, võ lâm Trung Nguyên lúc bấy giờ chia làm 3 phái lớn là: Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi.
Ngoài đời thực, núi Nga Mi còn có tên gọi khác là Đại Quang Minh Sơn nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-2
 
Khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới. Tượng cao 71 m và được chế tác trong 90 năm. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc, phần móng tay của bức tượng cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-3
 
Hoa Sơn: Nơi đây thường là nơi được Kim Dung chọn để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành ngôi vị "Võ lâm chí tôn". Đây là nơi gắn liền với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.
Trong tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”, phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dãy Hoa Sơn, nổi danh trên võ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm pháp và Tử Hà thần công. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-4
 
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
Ngọn núi có hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083 m.
Khi tới thăm ngọn núi này, bạn có thể tận mắt thấy dòng chữ “Hoa Sơn luận kiếm” do chính tay Kim Dung chấp bút. Ảnh: ChinaImage.
Núi Võ Đang: Trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký", sư tổ Trương Tam Phong đã sáng lập ra phái Võ Đang trên ngọn núi cùng tên. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1.612 m. Nơi này cũng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-5
 
Nhạn Môn Quan: Trong bộ tiểu thuyết “Thiên long bát bộ”, Nhạn Môn Quan là nơi Kiều Phong đã dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân hai nước Tống - Liêu.
Hiện tại, cả ba cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây. Đây từng là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa. Vùng đất này nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-6
 
Thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-7
 
Đỉnh Quang Minh: Đây là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Hoàng Sơn, nằm ở phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Khung cảnh ở đây hoang sơ, ấn tượng, với vô vàn loài kỳ hoa dị thảo, xen giữa núi đá trùng điệp.
Trong tiểu thuyết nổi tiếng “Ỷ Thiên Đồ Long ký”, Kim Dung chọn đây là đại bản doanh của Minh giáo. Đỉnh Quang Minh cũng là nơi diễn ra đại hội võ lâm, khi đó Trương Vô Kỵ đã một mình giải cứu Minh giáo. Ảnh: Hdwallpapersimages.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-8
 
Đỉnh Quang Minh nằm ở dãy Hoàng Sơn, phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Ba đỉnh cao nhất của Hoàng Sơn là đỉnh Liên Hoa (1.864 m), đỉnh Quang Minh (1.840 m) và đỉnh Thiên Đô (1.829 m). Ảnh: Joel Santos.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-9
 
Thiếu Lâm Tự: Trong thế giới của Kim Dung, Thiếu Lâm Tự được ví như Thái Sơn Bắc Đẩu, là cái nôi của võ học Trung Nguyên. Thiếu Lâm ngoài đời thật là một ngôi chùa uy nghi nằm trên núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, trong địa phận Trịnh Châu, Hà Nam.
Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự thật sự từng là nơi lưu giữ kinh sách và các bí kíp võ công của Thiếu Lâm. Qua chiến tranh, hầu hết kinh sách lưu trữ tại đây đã bị đốt cháy, chỉ còn một số ít đang được cất giữ ở một nơi khác. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-10
 
Đại Lý: Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Thiên long bát bộ", Kim Dung từng miêu tả Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua đến dân đều xuất gia.
Thành Đại Lý cổ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Vân Nam cùng với Thành cổ Lệ Giang và phim trường Thiên Long Bát Bộ. Một trong những danh thắng nổi tiếng khác của Đại Lý là Tam Tháp bên hồ Nhĩ Hải, cách thành cổ một km về phía Bắc. Ngay cổng vào cáp treo là bút tích đề tặng chính quyền và nhân dân Đại Lý do nhà văn Kim Dung chấp bút. Ảnh: ChinaImage.
Kham pha dia danh noi tieng trong tieu thuyet Kim Dung o ngoai doi that-Hinh-11
 
Đào Hoa đảo: Đảo có diện tích 41 km2, là đảo lớn ở Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang. Trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu đại hiệp” đây là nơi trú ngụ của Đông tà Hoàng Dược Sư, nhân vật võ lâm rất nổi tiếng.
Thực chất, tên gọi Đào Hoa đảo đã có từ mấy nghìn năm trước, không phải vì trên đảo có nhiều hoa đào mà vì khắp nơi đều có những hòn đá được bao phủ bởi nhiều đường vân hình rất giống cây hoa đào, nên được gọi là đá hoa đào. Ảnh: ChinaImage.

Những thành phố đẹp như phim cổ trang khiến du khách mê mẩn

Nghĩ đến Trung Quốc hiện đại, bạn sẽ tưởng tượng ra những tòa nhà cao chót vót, những con đường vành đai lớn nhiều làn…nhưng quốc gia này cũng có rất nhiều thành phố đẹp mang vẻ cổ kính đẹp như những bức tranh.

Zhouzhuang
Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man
 

Được gọi là "Venice của phương Đông", Zhouzhuang - nằm ở giữa Thượng Hải và Tô Châu ở tỉnh Giang Tô,Trung Quốc - là một trong những thành phố đẹp nhất nước. Chỉ đơn giản là đi bộ trên những con phố xinh đẹp của thị trấn này để ngắm nhìn những cây cầu đá quyến rũ băng qua sông và đường thủy là một thú vui tao nhã. Thị trấn 900 năm tuổi này cũng là nơi có rất nhiều điểm tham quan khiến  những người yêu thích lịch sử vô cùng hài lòng và thỏa mãn. Những điểm tham quan bao gồm cung Zhang Ting với một sắc màu rực rỡ có từ triều đại nhà Minh và đền Quanfu, một ngôi chùa Phật giáo xinh đẹp nép mình trên các cạnh của hồ Baixian.

Fenghuang

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-2
 

Nép mình dưới chân những ngọn núi xanh tươi bên bờ sông Tuojiang, Fenghuang được nhà văn và nhà hoạt động chính trị Rewi Alley ca ngợi là thị trấn đẹp nhất ở Trung Quốc, đẹp như một bức tranh. Thị trấn Hồ Nam cổ xưa là nơi có nhiều người Miao có phong tục và văn hóa độc đáo. Có những ngôi nhà sàn bằng gỗ truyền thống, và dọc theo sông là những cửa tiệm bán vải batik cùng các nhà hàng giản dị với các món ăn ngon tuyệt của địa phương như ớt đỏ cay và kẹo gừng. Di tích lịch sử địa phương rất phong phú bao gồm Lâu đài Huang Si Qiao - được xây dựng vào năm 687 và là lâu đài bằng đá được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc.

Heshun


Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-3
 
Ở phía tây Vân Nam không xa biên giới Miến Điện là thị trấn nhỏ hẻo lánh của Heshun, nơi sinh sống của 6.000 dân cư. Một điểm dừng chân trước đây trên con đường tơ lụa phía Nam, còn được gọi là Con đường Trà Ngựa, nhiều cư dân trước đây của Heshun đã tận dụng vị trí của nó và đi ra nước ngoài. Họ xây những ngôi nhà lộng lẫy pha trộn cả phong cách kiến trúc Trung Quốc và nước ngoài khi họ trở về. Điều này vẫn có thể được nhìn thấy trong thị trấn ngày nay. Đi bộ trên những con đường lát đá cuội xinh đẹp, du khách sẽ đi qua các điểm tham quan địa phương như Thư viện Heshun, một trong những thư viện nông thôn lớn nhất của đất nước. Ngoài ra còn có một đài tưởng niệm cho nhà triết học người Trung Quốc Ai Siqi.
Shiwei
Nằm khá xa xôi và không thuận lợi về giao thông là Shiwei - một thị trấn nhỏ bé ở phía đông bắc Nội Mông Cổ trên biên giới với Nga. Một vùng đất văn hóa cho dân tộc thiểu số Trung Quốc-Nga của đất nước, sự pha trộn giữa các nền văn hóa của người dân được hiển thị ở khắp mọi nơi. Nó có thể được nhìn thấy từ kiến trúc nhà cửa, những ngôi nhà gỗ theo phong cách Nga xinh đẹp được gọi là "mukeleng" - đến món ăn địa phương, kết hợp công thức nấu ăn món nướng shao kao Trung Quốc và bánh mì đen Nga. Thị trấn được bao quanh bởi đồng cỏ rộng lớn và xanh tươi. Một trong những cách tốt nhất để khám phá thị trấn và khu vực lân cận là ngồi trên lưng ngựa.
Yangshuo
Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-4
 

Nổi tiếng với những ngọn núi đá vôi đầy đặc biệt bao xung quanh, Yangshuo là một thị trấn sôi động, thân thiện với du khách nép mình bên bờ sông Li ở khu tự trị Guangxi Zhuang phía nam Trung Quốc. Mặc dù thị trấn đã xuát hiện một sự bùng nổ về du khách trong những năm gần đây, những Yangshuo vẫn được quản lý tốt  để lưu giữ lại cảnh quan cũng như các di tích lịch sử. Các nhà hàng và cửa hiệu hiện đại của khách sạn tập trung quanh phố West Street, khu phố chính kéo dài nhất và có niên đại hơn 1.400 năm. Trong số đó, du khách sẽ tìm thấy nhiều kiến trúc truyền thống và quyến rũ ở xung quanh.

Tongli

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-5
 

Một thị trấn kênh đào đẹp như tranh vẽ của Giang Tô, Tongli là một thị trấn nhỏ bình dị. Được bao quanh bởi năm hồ nước và đan chéo bởi các kênh đào, Tongli được tạo thành từ bảy hòn đảo với tổng cộng 49 cây cầu (trong đó phần lớn là có tuổi thọ từ một thế kỷ trở lên) kết nối thị trấn với nhau. Du khách nên thuê một chiếc thuyền đáy bằng và ngắm nhìn thị trấn xinh đẹp từ mặt nước và dừng lại ở Tuisi Yuan (Retreat và Reflection Garden) - một phần của Vườn cổ điển của Tô Châu. Khu vườn này đã được ghi tên vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2000 và là một điểm đến tuyệt đẹp

Đôn Hoàng

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-6
 

Một ốc đảo trong dải cằn cỗi khô cằn của sa mạc Gobi, là thị trấn nhỏ của Đôn Hoàng. Trước đây là một trong những điểm dừng quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa, nơi này là nơi trú ẩn cho những người yêu thích lịch sử. Có tới gần 241 di tích lịch sử nằm rải rác trong và xung quanh thị trấn. Ngay bên ngoài thị trấn, du khách sẽ tìm thấy Chùa Bạch Mã được xây dựng vào năm 382 để kỷ niệm con ngựa của nhà sư Phật giáo mang kinh Phật từ Kucha đến Đôn Hoàng. Gần đó là Hang động Mogao - một di sản thế giới được UNESCO công nhận là một kho tàng nghệ thuật Phật giáo.

Đảo Gulangyu

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-7
 

Một hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố Hạ Môn một đoạn ngắn, đảo Gulangyu được đặt tên theo hai từ Trung Quốc - 'gu' có nghĩa là trống và 'lang' có nghĩa là sóng - và được gọi là những âm thanh giống như tiếng trống mà thủy triều tạo ra khi nó chạm vào rạn san hô bao quanh hòn đảo. là một nơi trú ẩn yên tĩnh tránh xa thành phố nhộn nhịp gần đó, Gulangyu được liệt kê bởi Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc trở thành một Khu Thắng cảnh rất thu hút khách du lịch. Nơi đây có Bảo tàng Piano duy nhất của Trung Quốc, các điểm tham quan địa phương không thể bỏ qua của thị trấn khác bao gồm Vườn Shuzhuang xinh đẹp. Trong khi đó một chuyến đi lên Sunlight Rock - điểm cao nhất của Gulangyu - có tầm nhìn ngoạn mục ra đảo và bờ biển.

Hongcun

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-8
 

Đây là một ngôi làng An Huy cổ đại nép mình trong chân đồi phủ sương mù của núi Hoàng Sơn. Với nhiều ngôi nhà mang kiến trúc từ thời nhà Minh và Nhà Thanh được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc, ngôi làng đã cung cấp một khung cảnh lịch sử và huyền bí cho một số cảnh trong bộ phim đoạt giải Oscar. Phần lớn ngôi làng - trong đó, cùng với Xidi lân cận, được liệt kê là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000 - nằm quanh ao hình bán nguyệt. Điểm tham quan địa phương bao gồm Chengzi Hall, một dinh thự lớn được xây dựng vào năm 1855. Nơi này có khắc gỗ và đá trang trí công phu và bây giờ hoạt động như một bảo tàng, mở cửa cho du khách.

Đại Lý

Nhung thanh pho dep nhu phim co trang khien du khach me man-Hinh-9
 
Đại Lý là một thị trấn cổ xinh đẹp nằm trên bờ hồ Erhai nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên. Cổng lớn của thị trấn chào đón du khách  và những con đường rải sỏi với một loạt những ngôi nhà dân gian truyền thống được bảo tồn cực tốt. Ba ngôi chùa thuộc chùa Chongsheng - có niên đại từ thế kỷ thứ 9 và thứ 10 rất độc đáo và ấn tượng.

Cầu thang vô cực Đà Lạt gây sốt vì cứ tới là có ảnh đẹp

(Kiến Thức) - Dù chỉ mới xuất hiện tại một quán cafe kiêm homestay tại Đà Lạt nhưng chiếc cầu thang vô cực được ví như dẫn tới thiên đường nhanh chóng được các bạn trẻ ưa sống ảo săn lùng và còn khẳng định rằng cứ ngồi vào là auto có ảnh đẹp.

Cau thang vo cuc Da Lat gay sot vi cu toi la co anh dep
 Đà Lạt được gọi là "thiên đường sống ảo" và mọi ngóc ngách của nó đều có thể giúp các bạn trẻ có thể cho ra đời những bức ảnh cực đẹp. Sau hàng loạt những địa điểm như bức tường vàng hay nhà thờ cổ thì mới đây, dân mạng lại phát hiện ra cao nguyên du lịch này có một góc cực đẹp mang tên cầu thang vô cực.