Kết quả thượng đỉnh liên Triều: Lạc quan đan xen chút thận trọng

Dư luận quốc tế vẫn có phản ứng lạc quan đan xen chút thận trọng như thường thấy sau những gì đạt được tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều “lịch sử” lần thứ 3 hôm qua (27/3) đã kết thúc tốt đẹp với việc hai bên ký kết bản tuyên bố chung mang tên Bàn Môn Điếm (Panmunjom) vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố khẳng định các cam kết của hai bên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tạo dựng hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy việc hợp tác liên Triều.
Tin tức về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Ảnh: AP.
Tin tức về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Ảnh: AP. 
Cộng đồng quốc tế ngay lập tức đã có những phản ứng hoan nghênh thành quả đạt được từ hội nghị, đồng thời hi vọng các bên tiếp tục duy trì đối thoại nhằm đạt được kết quả cuối cùng.
Ngay sau lễ ký kết Tuyên bố Bàn Môn Điếm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng hoan nghênh hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Abe cho rằng, đây là một bước đi rất tích cực và Nhật Bản đang rất mong đợi hành động “cụ thể” từ phía Triều Tiên cho những cam kết của mình.
“Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận nghiêm túc giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về chủ đề phi hạt nhân hóa cũng như một số vấn đề khác. Đây là một bước đi tiến bộ trong việc hướng tới giải quyết các vấn đề khác liên quan tới Triều Tiên. Chúng tôi tin tưởng Triều Tiên sẽ thực hiện các bước đi cụ thể sau hội nghị thượng đỉnh này và một cuộc họp khác với Mỹ sắp tới. Chúng tôi sẽ theo sát vấn đề và phối hợp chặt chẽ với Mỹ, Hàn trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều”.
Thủ tướng Nhật Bản cho biết, nước này sẽ không thể bị bỏ rơi trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khi mà Hàn Quốc và Triều Tiên vừa cam kết sẽ cùng với Mỹ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán tiếp theo về những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tỏ ra lạc quan về các cam kết của Hàn Quốc và Triều Tiên trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng như chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Trung Quốc hi vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động đối thoại để giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách hòa bình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh một bước tiến lịch sử do các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc tạo ra, đánh giá cao quyết tâm chính trị và sự can đảm của họ. Chúng tôi hy vọng và mong đợi hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm sẽ khởi đầu một hành trình mới về nền hòa bình và ổn định lâu dài cho bán đảo Triều Tiên”
Còn trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ cũng đã lên tiếng hoan nghênh hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Ông Trump viết: “Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra. Những điều tốt đẹp đang đến, nhưng thời gian sẽ nói lên tất cả”. Dù hoan nghênh, song người đứng đầu nước Mỹ vẫn cho thấy sự thận trọng về tính khả thi của các cam kết đến từ phía Triều Tiên.
Giống với quan điểm của Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng cho rằng, cuộc gặp “lịch sử” là một bước đi tích cực, song Triều Tiên phải tôn trọng các cam kết của chính mình với những hành động “cụ thể”, đặc biệt là từ bỏ hoàn toàn hạt nhân.
Ông Johnson cho biết, nước này sẽ cùng các đối tác của mình sẽ vẫn thực thi nghiêm chỉnh các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên cho tới khi những cam kết biến thành hiện thực.
Cùng với Anh, Đức và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã đưa ra phản ứng của mình về hội nghị thượng đỉnh liên Triều. Bộ Ngoại giao Đức hoan nghênh nỗ lực của hai bên trong việc tiến tới đối thoại sau nhiều căng thẳng.
Còn Điện Kremlin thì coi kết quả mà hội nghị thượng đỉnh liên Triều đạt được là một bước đi “tiến bộ” của hai bên mà chính phủ Nga cũng như Tổng thống Vladimir Putin vốn luôn ủng hộ.
Quốc tế phản ứng lạc quan đan xen chút thận trọng. Còn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thì cho rằng, cuộc gặp lịch sử ngày 27/4 đã mang lại một thỏa thuận “giá trị” lớn, tạo ra một sự khởi đầu mới cho bán đảo Triều Tiên và thế giới. Đối với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, “mùa đông giá lạnh”, “cơn ác mộng” trong mối quan hệ liên Triều đã qua đi, để nhường lại chỗ cho “mùa xuân ấm áp” đến với thế giới.

Cận cảnh quốc yến hoành tráng ông Trump “đãi” Tổng thống Pháp

(Kiến Thức) - Quốc yến hoành tráng chào đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte được đích thân Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania chuẩn bị. Được biết, đây là quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump.

Theo Daily Mail, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đích thân chuẩn bị quốc yến thết đãi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte. Ảnh: AP.
 Theo Daily Mail, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đích thân chuẩn bị quốc yến thết đãi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte. Ảnh: AP.

Bà Melania tự tay chọn từng món đồ và chú ý đến từng chi tiết cho bữa tiệc quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Bà Melania tự tay chọn từng món đồ và chú ý đến từng chi tiết cho bữa tiệc quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.  Ảnh: AP.

Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron tới dự quốc yến tại Phòng Quốc yến của Nhà Trắng tối 24/4. Ảnh: AP.
 Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron tới dự quốc yến tại Phòng Quốc yến của Nhà Trắng tối 24/4. Ảnh: AP.

Phòng tiệc rất ấm cúng với nến và hoa. Ảnh: DM.
 Phòng tiệc rất ấm cúng với nến và hoa. Ảnh: DM.

Bộ đồ ăn gồm dao, đĩa,…đều được làm bằng vàng. Ảnh: AP.
 Bộ đồ ăn gồm dao, đĩa,…đều được làm bằng vàng. Ảnh: AP.

Thực đơn quốc yến nhấn mạnh ảnh hưởng của Pháp đến văn hóa ẩm thực Mỹ, trong đó có món chính là thịt cừu, cơm Jambalaya,…Ảnh: AP.
 Thực đơn quốc yến nhấn mạnh ảnh hưởng của Pháp đến văn hóa ẩm thực Mỹ, trong đó có món chính là thịt cừu, cơm Jambalaya,…Ảnh: AP.

Trên mỗi bộ đĩa ăn đều có tờ thực đơn riêng. Ảnh: AP.
 Trên mỗi bộ đĩa ăn đều có tờ thực đơn riêng. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Macron cùng nhau nâng cốc trong buổi quốc yến tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Macron cùng nhau nâng cốc trong buổi quốc yến tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.

Trong buổi tiệc, ông chủ Nhà Trắng vừa nâng cốc với Tổng thống Pháp vừa khẳng định “tình hữu nghị của hai nước có thể sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn”. Ảnh: AP.
 Trong buổi tiệc, ông chủ Nhà Trắng vừa nâng cốc với Tổng thống Pháp vừa khẳng định “tình hữu nghị của hai nước có thể sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn”. Ảnh: AP.

Ivanka, con gái của Tổng thống Trump, cùng chồng Jared Kushner tới dự quốc yến tối 24/4. Ảnh: AP.
 Ivanka, con gái của Tổng thống Trump, cùng chồng Jared Kushner tới dự quốc yến tối 24/4. Ảnh: AP.

Được biết, trong quốc yến đầu tiên của Tổng thống Donald Trump có nhiều chính trị gia, tỷ phú và doanh nhân. Trong ảnh là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BI.
 Được biết, trong quốc yến đầu tiên của Tổng thống Donald Trump có nhiều chính trị gia, tỷ phú và doanh nhân. Trong ảnh là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BI.

Giám đốc CIA Mike Pompeo và phu nhân, Susan. Ảnh: BI.
 Giám đốc CIA Mike Pompeo và phu nhân, Susan. Ảnh: BI.

Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đi cùng vợ tới dự quốc yến. Ảnh: BI.
 Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đi cùng vợ tới dự quốc yến. Ảnh: BI.

Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: BI.
Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: BI. 

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch và vợ, Jerry Hall, được mời tới dự tiệc. Ảnh: BI.
 Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch và vợ, Jerry Hall, được mời tới dự tiệc. Ảnh: BI.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đi cùng vợ, bà Louise Linton, tới dự tiệc. Ảnh: BI.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đi cùng vợ, bà Louise Linton, tới dự tiệc. Ảnh: BI. 

Nhìn lại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào tháng 6/2000. Được biết, đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2000, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Ảnh: Hani.co.kr.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 13 đến 15/6/2000, được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng kể từ sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Ảnh: Hani.co.kr. 

Quay ngược thời gian vào 18 năm trước, khoảng 10h30 sáng 13/6/2000, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã ra tận sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng để chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này”, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nói. Ảnh: Hani.co.kr.
 Quay ngược thời gian vào 18 năm trước, khoảng 10h30 sáng 13/6/2000, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã ra tận sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng để chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Kim Dae-jung. “Rất vui được gặp ông, tôi đã rất mong mỏi cuộc gặp gỡ này”, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nói. Ảnh: Hani.co.kr.

Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân nhận bó hoa chào mừng từ các em nhỏ Triều Tiên. Ảnh: Korea.net.
 Tổng thống Kim Dae-jung cùng phu nhân nhận bó hoa chào mừng từ các em nhỏ Triều Tiên. Ảnh: Korea.net.

Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều trò chuyện trong bữa tiệc tối do Chủ tịch Kim Jong-il chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea.net.
 Hình ảnh hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều trò chuyện trong bữa tiệc tối do Chủ tịch Kim Jong-il chủ trì tại Mộc Lan Quán, Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea.net.

Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nâng cốc cùng Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc. Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung nâng cốc cùng Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc. Ảnh: CNN.

Ngày 14/6/2000, cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã diễn ra. Ảnh: Getty.
Ngày 14/6/2000, cuộc hội đàm thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã diễn ra. Ảnh: Getty. 

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Hàn- Triều đều khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền. Ảnh: AP.
Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Hàn- Triều đều khẳng định rằng không có ý định xâm lược lẫn nhau và nhất trí sẽ kiềm chế các hành vi uy hiếp đối phương. Ngoài ra, hai bên lần đầu tiên thừa nhận rằng có điểm chung trong phương án thống nhất của hai miền. Ảnh: AP. 

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên này đã kết thúc với bản “Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6” được hai bên ký kết, trong đó khẳng định hai miền Nam-Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên này đã kết thúc với bản “Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6” được hai bên ký kết, trong đó khẳng định hai miền Nam-Bắc nhất trí sẽ cùng hợp sức để tự giải quyết vấn đề thống nhất với tư cách là những người cùng chung dân tộc và là chủ nhân của đất nước. Ảnh: Getty.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) nắm tay Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung trong buổi tiệc trưa chia tay tại Nhà khách Baekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/6/2000. Ảnh: ABC.net.
 Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) nắm tay Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung trong buổi tiệc trưa chia tay tại Nhà khách Baekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/6/2000. Ảnh: ABC.net.

Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều và đoàn đại biểu hai bên cùng hát bài ca “Ước nguyện của chúng ta” tại bữa tiệc trưa chia tay. Ảnh: Korea.net.
 Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều và đoàn đại biểu hai bên cùng hát bài ca “Ước nguyện của chúng ta” tại bữa tiệc trưa chia tay. Ảnh: Korea.net.

Ông Kim Jong-il (phải) bắt tay tạm biệt Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tại sân bay sau hội nghị hôm 15/6/2000. Ảnh: kbs.co.kr.
 Ông Kim Jong-il (phải) bắt tay tạm biệt Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung tại sân bay sau hội nghị hôm 15/6/2000. Ảnh: kbs.co.kr.

Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. "Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6" đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam-Bắc. Ảnh: KoreaHerald.
Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đã mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. "Tuyên bố chung liên Triều ngày 15 tháng 6" đã trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ quan hệ đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thành quan hệ tìm kiếm sự cùng tồn tại của hai miền Nam-Bắc. Ảnh: KoreaHerald.