Jane's: Việt Nam muốn nâng cấp pháo tự hành "bay" ASU-85

(Kiến Thức) - Theo tạp chí Jane's, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm sâu rộng tới gói nâng cấp pháo tự hành ASU-85 của công ty Minotor Belarus. 

Trong khuôn khổ triển lãm dịch vụ quốc phòng châu Á (DSA 2016) đang diễn ra ở Kuala-Lumpur, lãnh đạo của Tổng Công ty Minotor-Service, Cộng hòa Belarus đã tiết lộ rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ tới gói nâng cấp của Minotor's dành cho pháo tự hành ASU-85.
Gói nâng cấp của Minotor's bao gồm việc trang bị động cơ diesel mạnh hơn cho pháo ASU-85 cho phép tăng tốc độ từ 45km/h tới 60km/h và tầm hoạt động tăng từ 400km tới 450km.
Pháo tự hành ASU-85 của Việt Nam.
 Pháo tự hành ASU-85 của Việt Nam.
Jane's tìm được một số nguồn tin và cho biết rằng, Liên Xô đã cung cấp pháo tự hành ASU-85 cho Việt Nam năm 1979. Tuy nhiên, trước đó suốt một thời gian hầu như không có bất kỳ thông tin nào liên quan tới hoạt động huấn luyện ASU-85 trong QĐND Việt Nam.
Mãi tới tháng 10/2015, báo Quân đội Nhân dân mới đăng tải hình ảnh về thông tin về cuộc bắn kiểm tra kỹ thuật pháo tự hành ASU-85 tại Lữ đoàn pháo binh 168, Quân khu 2. Các nguồn tin của Jane's cũng cho là, khẩu pháo được đưa ra khỏi kho bảo quản để phục vụ cho tác chiến trên địa hình khó khăn.
Trực thăng Mi-6 của Việt Nam có khả năng không vận ASU-85.
 Trực thăng Mi-6 của Việt Nam có khả năng không vận ASU-85.
Pháo tự hành ASU-85 được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ PT-76, bắt đầu được trang bị cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô năm 1959. Mỗi khẩu pháo mang theo 45 viên đạn cho pháo chống tăng D-70 85mm với tầm bắn tối đa 10km.
ASU-85 có thể được không vận bằng trực thăng Mi-6 hoạt động trong KQND Việt Nam cho tới đầu những năm 1990.
Jane's cho rằng, các khẩu pháo ASU-85 là một phần trong lô hàng xe tăng T-54/55/62, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và các khẩu pháo tự hành cho phép QĐND Việt Nam chuyển sư đoàn bộ binh 304, 308 và 320 trở thành các sư đoàn bộ binh cơ giới.

Pháo tự hành ASU-85 Việt Nam gây sốt mạng Trung Quốc

(Kiến Thức) - Gần đây thông tin pháo tự hành ASU-85 của quân đội Việt Nam được đem ra bắn thử nghiệm đã gây sự chú ý của các trang mạng Trung Quốc.

Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ
Mạng Sina quân sự hôm qua đăng một loạt ảnh kèm dòng chú thích: “Gần đây, Lữ đoàn 168 pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Đáng chú ý là trên thao trường xuất hiện khẩu pháo tự hành ASU-85 do Liên Xô chế tạo”. Nguồn ảnh trong bài: Sina.
Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ-Hinh-2
 Trang mạng này cũng nhận xét thêm: “Loại pháo tự hành này là sau khi chiến tranh biên giới Việt –Trung 1979 xảy ra, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam”. 
Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ-Hinh-3
 Thông tin về pháo tự hành ASU-85 của Việt Nam ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các “anh hùng bàn phím” Trung Quốc. Tính đến hôm nay đã có gần 200 lượt bình luận cùng hàng ngàn lượt “like”.
Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ-Hinh-4
 Đáng chú ý có một số thành viên trên mạng này tỏ ý chê bai loại pháo tự hành này là quá cổ lỗ sĩ không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại.
Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ-Hinh-6
Một người ở Cát Lâm nói: “Trung Quốc hiện có rất nhiều xe tăng Type 59, thậm chí còn cổ lỗ hơn những khẩu pháo tự hành này”. Người dùng khác ở Thâm Quyến thì mỉa mai lại bằng câu: “Dao còn giết được người huống hồ là xe tăng, pháo tự hành”. Trong ảnh là một chiếc xe tăng Type-59 đã nâng cấp của Trung Quốc
Một người ở Bắc Kinh viết: “Đừng cười Việt Nam! Chúng ta cũng còn rất nhiều xe tăng đời cổ vẫn đang phục vụ mà trên danh nghĩa là đã cải tiến”. Cư dân mạng ở Từ Châu viết: “Ồ, đi chê người khác trong khi không phải chính bạn cũng đang lạc hậu sao? So với Mỹ, Nhật, Hàn chúng ta lạc hậu bao nhiêu năm?”. Ảnh: Pháo tự hành ASU-85 trong biên chế Lính dù Liên Xô.
Một người ở Bắc Kinh viết: “Đừng cười Việt Nam! Chúng ta cũng còn rất nhiều xe tăng đời cổ vẫn đang phục vụ mà trên danh nghĩa là đã cải tiến”. Cư dân mạng ở Từ Châu viết: “Ồ, đi chê người khác trong khi không phải chính bạn cũng đang lạc hậu sao? So với Mỹ, Nhật, Hàn chúng ta lạc hậu bao nhiêu năm?”. Ảnh: Pháo tự hành ASU-85 trong biên chế Lính dù Liên Xô. 
Cũng có những người tỏ ra am hiểu về quân sự. Điển hình như một người đến từ Thường Châu – Giang Tô viết: “Núi rừng dày đặc có lợi cho việc ẩn núp, thêm nữa các loại vũ khí nặng chưa chắc di chuyển được cho nên loại pháo tự hành nhẹ này rất thích hợp với môi trường đó”.
Cũng có những người tỏ ra am hiểu về quân sự. Điển hình như một người đến từ Thường Châu – Giang Tô viết: “Núi rừng dày đặc có lợi cho việc ẩn núp, thêm nữa các loại vũ khí nặng chưa chắc di chuyển được cho nên loại pháo tự hành nhẹ này rất thích hợp với môi trường đó”. 
Còn một dân mạng ở Thanh Đảo – Sơn Đông viết: “Đừng đánh giá thấp một dân tộc, giả như bạn có thể chiếm một quốc gia thì cũng không bao giờ có thể chinh phục được một dân tộc”. Một thành viên khác ở Quảng Đông nói: “Họ là bậc thầy về chiến tranh du kích, đừng xem nhẹ họ".
Còn một dân mạng ở Thanh Đảo – Sơn Đông viết: “Đừng đánh giá thấp một dân tộc, giả như bạn có thể chiếm một quốc gia thì cũng không bao giờ có thể chinh phục được một dân tộc”. Một thành viên khác ở Quảng Đông nói: “Họ là bậc thầy về chiến tranh du kích, đừng xem nhẹ họ".
Phao tu hanh moi lo dien cua VN nong tren mang TQ-Hinh-10
Khá thú vị, có một thành viên ở Bắc Kinh bình luận rằng: “Trên thế giới, 5 nước có khả năng đánh trận nhất là: Thứ nhất Nhật Bản, thứ hai là Đức, thứ ba là Việt Nam, thứ tư là Nga và thứ năm là Trung Quốc”. 

Tàu ngầm Nga bị tháo dỡ khiến dân mạng TQ tiếc thương

(Kiến Thức) - Gần đây mạng Trung Quốc lan truyền một loạt ảnh về các tàu ngầm Nga bị tháo dỡ kèm theo lời bình luận tỏ ra rất tiếc nuối.

Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong
Mạng Sina của Trung Quốc gần đây đã đăng lên loạt ảnh tàu ngầm Nga đang bị phá dỡ kèm theo tiêu đề: “Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon của Nga bị tháo dỡ bi thảm, nếu bán cho Trung Quốc thì tốt quá”. 
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-2
 Do quân đội Nga có khó khăn về quân lực, không thể duy trì hoạt động của tàu ngầm Typhoon vốn đòi hỏi chi phí rất lớn cho nên con tàu được mệnh danh là "quái vật" này chỉ có thể tháo dỡ hoặc đem niêm cất. Mạng Sina bình luận: “Nhìn vào gã khổng lồ bị cắt thành từng mảnh, tôi không thể không tiếc. Thậm chí có cư dân mạng kiến nghị rằng thay vì cắt ra thì nên bán cho Trung Quốc”.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-3
 Vì quốc gia không có tiềm lực hùng hậu nên những con tàu khổng lồ có thể hủy diệt thế giới này cũng không thoát khỏi số phận bị chết yểu. Trong khi đó mười mấy tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ được đưa vào phục vụ gần như cùng thời kỳ với tàu lớp Typhoon đến nay vẫn đang hoạt động. Sự tương phản trong số phận giữa hai loại tàu ngầm này đã nói lên nhiều điều.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-4
 Một bi kịch khác là các tàu ngầm hạt nhân K-222 Lyra. Ngành công nghiệp tàu ngầm Liên Xô từng tạo ra nhiều kỷ lục mà lớp tàu ngầm Lyra là một trong số đó. Con tàu này được chế tạo bằng hợp kim titan không những có tốc độ kỷ lục mà một thời còn khiến Hải quân Mỹ phải lo lắng cao độ. Nó cũng còn có nhiều kỷ lục mà có lẽ phải đợi đến rất rất lâu nữa mới có thể bị vượt qua.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-5
 Tàu ngầm Typhoon bị tháo dỡ cũng có lý do riêng của nó. Mặc dù là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, nó không phải là có mọi khía cạnh đều đạt hiệu suất tốt nhất và cũng quá tốn kém để nâng cấp lại. Trong hình là tàu ngầm hạt nhân đã bị tháo dỡ ở căn cứ trên bán đảo Kamchatka của Nga.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-6
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Project 667M của Liên Xô bị tháo dỡ. 
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-7
 Một góc ảnh khác của một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị tháo dỡ.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-8
 Bãi chứa các tàu ngầm cũ hỏng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-9
 Nằm ở trong vòng Bắc Cực, xưởng đóng tàu Sevmash được thành lập từ đầu thập niên 1950, là xưởng chế tạo tàu ngầm bí mật của Liên Xô và cũng là nhà máy sản xuất tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Tau ngam Nga bi thao do khien dan mang TQ tiec thuong-Hinh-10
Tại đây, từ đầu thập niên 1950, xưởng này bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp G. Sau đó lại chế tạo các lớp tàu ngầm tấn công Akula, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Typhoon và các tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Oscar.