![]() |
Một tàu ngầm của Iran. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Một tàu ngầm của Iran. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Hồi tháng 5/2018, siêu núi lửa Kilauea tại Hawaii (Mỹ) đã bất ngờ phun trào trở lại sau hơn 600 trận động đất trong 4 ngày liên tiếp khiến hàng nghìn người buộc phải sơ tán và hơn 700 công trình bị phá huỷ. (Nguồn ảnh: Reuters) |
![]() |
Sau gần 1 năm, nhiều cư dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi siêu núi lửa Kilauea ở Hawaii đã trở lại quê nhà và bắt đầu cuộc sống mới. |
![]() |
Diane Cohen, 64 tuổi, trồng một cây dừa trên mảnh đất của bà ở Kapoho, ngày 1/4. Được biết, bà Diane buộc phải rời khỏi nhà khi núi lửa Kilaueu phun trào vào mùa hè năm ngoái. |
![]() |
Ông Harald Fischer, 61 tuổi, nhìn những gì còn lại của ngôi nhà người hàng xóm sau khi trở lại Kapoho. Vợ của ông Fischer, bà Carrie, cho biết thách thức chính là tâm lý. "Tôi cố gắng không nghĩ về dòng nham thạch nguội đang bao phủ khắp khu dân cư nhưng điều đó không dễ dàng", bà Carrie chia sẻ. |
![]() |
Sau một trận mưa bão, hơi nước bốc lên từ dòng nham thạch ở Kapoho. |
![]() |
Những chiếc cốc còn lại trong một ngôi nhà bị thiêu rụi tại Kapoho. |
![]() |
Ông Darryl Clinton, 58 tuổi, đứng nhìn ngôi nhà của mình sau khi trở lại Kapolo gần một năm sau vụ phun trào núi lửa Kilauea. |
![]() |
Eddie McLaren và vợ Pauline dọn dẹp lại ngôi nhà của họ ở Kapoho. "Chúng tôi đã quay trở lại vì không còn nơi nào để đi. Bây giờ tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không bao giờ rời khỏi đây", bà Pauline, 78 chia sẻ. |
![]() |
Pauline McLaren, 78 tuổi, lau dọn nhà cửa sau khi trở về Kapoho. Được biết, vợ chồng bà McLaren nhận được khoảng 4.000 USD tiền trợ cấp của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang và 9.000 USD để sửa hàng rào từ một tổ chức khác. |
![]() |
Ingrid Webb, 34 tuổi, chia sẻ cô cùng chồng và 4 đứa con rất vui khi có thể trở lại trang trại hữu cơ rộng 6 ha này để bắt đầu lại cuộc sống. |
![]() |
Ingrid Webb đứng trong ngôi nhà ở Kapoho. Webb vẫn còn có nhiều nỗi lo cho cuộc sống sắp tới. |
![]() |
Diane Cohen, 64 tuổi, vẫy chào một người bạn khi trở về Kapoho. |
![]() |
Dominic Tidmarsh, 55 tuổi, đứng giữa đống đổ nát tại ngôi nhà của ông ở Kapoho. |
![]() |
Ingrid đi kiểm tra bể nước sau khi trở về quê nhà. |
![]() |
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. |
Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.
Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.
Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".
Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.
Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.
Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?
Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.
Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.
Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.
"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.
Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.