Iran ám chỉ Mỹ đứng sau vụ tàu chiến nước này bắn lẫn nhau

Quân đội Iran phủ nhận tàu của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng đã bắn nhầm tàu chiến Konarak vào Chủ nhật tuần trước, khiến 24 thủy thủ thương vong, trong khi một tờ báo của Iran ám chỉ, Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau vụ việc.

Almasdarnews dẫn phát ngôn viên của quân đội Iran, Shaheen Taqi Khani, nói, tin tức từ một số cơ quan truyền thông nhắm vào tàu chiến của Vệ binh Cách mạng là những tin đồn vô căn cứ; đồng thời nhấn mạnh, quân đội đã bắt đầu một cuộc điều tra chi tiết vụ việc.
Chỉ huy của quân đội Iran, Thiếu tướng Abdul Rahim Mousavi, cho biết hôm qua, 12/5, bốn đội chuyên gia từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang, Bộ Quốc phòng, Quân đội và Lực lượng Hải quân Iran trong quân đội đang điều tra vụ việc này.
Iran am chi My dung sau vu tau chien nuoc nay ban lan nhau
 Sau khi trúng tên lửa, Konarak đã bốc cháy, chìm. Nguồn: Thedrive.
Báo Asran Iran gần gũi với Tổng thống Hassan Rouhani, đưa tin hôm thứ Tư, 13/5, giả định rằng, mục tiêu của tên lửa nhắm vào tàu chiến Konarak của lực lượng hải quân Iran đã được thực hiện thông qua một cuộc chiến điện tử của kẻ thù, có dính dáng đến Hoa Kỳ.
Iran am chi My dung sau vu tau chien nuoc nay ban lan nhau-Hinh-2
 Thông cáo của Quân đội Iran, 19 binh sĩ đã thiệt mạng, 15 người khác bị thương. Nguồn: Thedrive.
Tờ báo tuyên bố trong một bài báo nói về thủ phạm tấn công tàu Konarak, trong đó nhắc đến mối đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump hơn nửa tháng trước nói, Mỹ sẽ phá hủy các tàu của Iran nếu chúng quấy rối tàu chiến Mỹ ở vùng Vịnh .
Iran am chi My dung sau vu tau chien nuoc nay ban lan nhau-Hinh-3
 Ban đầu, truyền thông địa phương nói, tàu Jamaran đã bắn nhầm vào tàu Konarak và đó là một tai nạn. Nguồn: Thedrive.
Hôm qua, Lãnh đạo Iran Ali Khamenei, chỉ huy của quân đội đất nước, đã ra lệnh điều tra khẩn cấp và kỹ lưỡng để xác định các khía cạnh của vụ việc.
Trong thông điệp của mình, ông Khamenei mô tả vụ việc là nghiêm trọng và không may; đồng thời kêu gọi giới chức thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn khả năng tái diễn trong tương lai.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Bức xúc đầu bếp nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách

(Kiến Thức) - Một thực khách ở Trung Quốc vô cùng giận dữ sau khi phát hiện đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn của anh trong lúc chế biến.

Theo Daily Mail, sự việc xảy ra tại nhà hàng Sufuji ở Tây An (Trung Quốc) vào khoảng 14 giờ ngày 10/5. Zheng, thực khách tại nhà hàng này, đã vô cùng tức giận khi phát hiện Wang - đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn trong lúc chế biến.

Mời độc giả xem video: Đầu bếp tại một nhà hàng ở Trung Quốc nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách (Nguồn video: Daily Mail)

Zheng cho biết anh đã gọi món hầm cho con trai và yêu cầu nhà bếp chế biến lại vì hương vị không ngon. Sau khi món ăn được mang ra lần thứ hai, Zheng phát hiện đầu mẩu thuốc lá trong đó. Một người phục vụ lúc đó giải thích rằng mẩu thuốc "vô tình" bị bỏ lại trong món ăn.