Interfax: Nga sẽ chuyển cho Việt Nam 64 xe tăng T-90

(Kiến Thức) - Theo hãng thông tấn Interfax-AVN (Nga), năm 2017, Nga sẽ bàn giao cho đối tác Việt Nam 64 xe tăng T-90 hiện đại. 

Thông tin nóng này được đề cập trong báo cáo mới nhất của Interfax-AVN đăng ngày 4/7/2017. Cụ thể, tài liệu cho hay, năm 2017, Tập đoàn Uralvagonzavod (Liên bang Nga) sẽ chuyển giao cho Việt Nam 64 xe tăng T-90 gồm 2 phiên bản: T-90S và T-90SK.
"...64 xe tăng được ký kết với khách hàng nước ngoài "704". Hợp đồng thứ hai ký kết với khách hàng nước ngoài "368", sẽ xuất xưởng lô hàng đầu tiên gồm 73 xe tăng. Theo phân loại quốc gia của nước Nga (OKSM) "704" là Việt Nam, "368" là Iraq", báo cáo của Uralvagonzavod cho biết.
Khách hàng 704 chính là Việt Nam. Nguồn: classifikators.ru
 Khách hàng 704 chính là Việt Nam. Nguồn: classifikators.ru
Ngoài Việt Nam, Uralvagonzavod sẽ cung cấp 73 xe tăng T-90S/SK cho Iraq, chuyển giao 146 xe tăng T-90MS cho Kuwait.
Bên cạnh đó, Uralvagonzavod cũng đã giành được hợp đồng hiện đại hóa 1.000 chiếc T-72 cho Quân đội Ấn Độ.
Interfax: Nga se chuyen cho Viet Nam 64 xe tang T-90
 Xe tăng T-90S của Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó đã xuất hiện nhiều thông tin về thương vụ bán xe tăng T-90 cho Việt Nam, thế nhưng đây là lần đầu tiên các hãng tin chính thức của Nga lên tiếng.
Những chiếc xe tăng T-90S là phiên bản nâng cấp dành cho mục đích xuất khẩu của dòng xe tăng T-90. Cơ bản nó giống hệt loại T-90A dùng trong Quân đội Nga, nhưng trang bị động cơ mạnh hơn có công suất 1.000 mã lực. Tuy nhiên, hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 chỉ là thế hệ đầu, thiếu mất hai đèn gây nhiễu hồng ngoại.
Trong khi đó T-90SK là phiên bản tăng chỉ huy được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và định vị.

Súng trường M-4 và phong cách “con buôn” của vũ khí Mỹ

(Kiến Thức) - Phong cách "con buôn" của các hãng sản xuất vũ khí Mỹ được thể hiện rõ thông qua hàng trăm phụ kiện bán kèm với khẩu súng trường M-4.

Sung truong M-4 va phong cach “con buon” cua vu khi My
 Mua súng thôi là chưa đủ, nếu mua súng Mỹ mà tiêu biểu là súng trường M-4 Carbine thì người dùng còn có cơ hội "tiếp cận" với một lượng phụ kiện gắn kèm khổng lồ với hàng trăm mẫu mã khác nhau với tổng giá trị của những phụ kiện này còn cao gấp hàng chục lần so với giá thành của khẩu súng. Nguồn ảnh: Youtube.
Sung truong M-4 va phong cach “con buon” cua vu khi My-Hinh-2
 Ban đầu, các loại phụ kiện gắn kèm với súng được ra đời với mục đích tăng hiệu suất chiến đấu của người lính, tuy nhiên với những món hợp đồng quốc phòng béo bở, các hãng sản xuất vũ khí không tội gì không sản xuất thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm các loại phụ kiện khác cho khẩu súng này để vừa tăng hiệu suất chiến đấu cho người lính, tăng thêm sự lựa chọn cho người dùng và tất nhiên cũng... tăng lợi nhuận cho hãng sản xuất. Nguồn ảnh: Criminal.

Khốc liệt cuộc chiến với...bùn lầy trong chiến tranh thế giới 2

(Kiến Thức) - Các lực lượng cơ giới, vận tải và cả tăng thiết giáp trong chiến tranh thế giới thứ hai của tất cả các bên đều phải vật lộn với bùn lầy.

Khoc liet cuoc chien voi...bun lay trong chien tranh the gioi 2
 Các lực lượng cơ giới, vận tải và cả tăng thiết giáp trong chiến tranh thế giới thứ hai của tất cả các bên đều phải vật lộn với bùn lầy. Nguồn ảnh: Twitt.
Khoc liet cuoc chien voi...bun lay trong chien tranh the gioi 2-Hinh-2
 Có trọng lượng lên tới hơn 50 tấn và thậm chí là 60 tấn với các phiên bản đặc biệt, xe tăng Tiger của Đức chính là "kẻ hủy diệt đường xá" số một châu Âu thời bấy giờ và ít có cây cầu nào ở châu Âu thời đó chịu được sức nặng của nó. Nguồn ảnh: WW2.