Hụt chân là chết khi săn "lộc trời" dưới đáy sông

Một người theo nghề bắt chem chép có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày, nhưng đổi lại là bệnh tật, nguy hiểm cận kề khi phải ngụp lặn dưới sông sâu.

Khoảng 13h chiều, thủy triều bắt đầu rút, đôi bạn già Lê Thị Vân (66 tuổi) và Nguyễn Thị Hoa (65 tuổi) lại ra con sông Trường Giang (đoạn nối giữa xã Tam Giang và thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) để mò bắt chem chép (một loài hải sản biển, thuộc họ hến biển, thường sống tại bờ biển hoặc khu vực lòng sông, hồ nước ngọt).
Hut chan la chet khi san
Thủy triều rút, những người phụ nữ làng biển đi bắt chem chép mưu sinh (Ảnh: Ngô Linh). 
Dụng cụ đơn giản chỉ là đôi bao tay, tất chân cùng chiếc móc sắt uốn cong một đầu và thùng xốp để đựng chem chép. Theo bà Hoa, muốn bắt được nhiều loại hải sản này phải lội đến những nơi nước sâu, dùng chân cảm nhận vị trí con chem chép trước khi dùng móc sắt cạy ra khỏi bùn.
Những đoạn nước sâu đến tận cổ, hai người phụ nữ phải bám sát nhau từng bước một. "Vì cầu Tam Giang đang thi công nên ven chân cầu có những đoạn hố sâu, phải dò đường cẩn thận, hụt chân là chết. Biết là nguy hiểm nhưng còn cách nào, chồng tôi đau ốm nằm liệt giường hơn một năm nay, bao thứ tiền đổ dồn trên vai", bà Hoa nói.
Bà Lê Thị Vân cũng có hoàn cảnh khó khăn không kém, không chồng con, không người đỡ đần, người phụ nữ này phải lầm lũi mưu sinh để nuôi sống bản thân. Bà Vân cho hay công việc này phải dầm mình dưới sông hàng tiếng đồng hồ, nước lại đục ngầu nên dễ mắc các bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ, hoặc nhỡ đạp nhầm mảnh kiếng, vỏ hàu sắc nhọn…
"Ngày nhiều thì thu nhập được khoảng 300.000 đồng, ngày ít thì vài ba chục nghìn. Sợ nhất là ốm đau, không có thu nhập còn phải chi tiêu bao nhiêu thứ", bà Vân cười buồn.
Mùa chem chép thường bắt đầu từ tháng 2 âm lịch đến tháng 8 âm lịch, trong đó từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch là rộ nhất.
Hiện nay, giá chem chép khoảng 3.000 đồng/kg bởi đang vào cuối vụ, những lúc rộ nhất giá chỉ khoảng 2.300-2.500 đồng/kg. Chem chép được bắt để bán cho các cơ sở nuôi tôm hùm, con to hơn thì dùng làm thức ăn hoặc bán cho các nhà hàng hải sản.
Hut chan la chet khi san
Chem chép được bán cho các trại nuôi tôm hùm. 
Không chọn những nơi nước sâu, bà Huỳnh Thị Dung (60 tuổi, xã Tam Giang) đi dọc bãi sình lộ ra sau khi thủy triều rút để cào chem chép. Bà Dung cho biết, do sức khỏe yếu lại đau xương khớp nên bà không dám lội sông sâu mà chỉ mò chem chép nơi mực nước thấp hoặc trong các bãi sình lầy.
Với kinh nghiệm hơn 4 năm bắt chem chép, chỉ cần nhìn sơ qua lớp sình lầy, bà Dung đã xác định ngay vị trí. Chem chép sau khi bắt được sẽ mang ra sông rửa sạch bùn đất, nhặt bỏ rác rồi mang lên bãi tập kết chờ thương lái đến thu mua.
"Chồng con đi biển, cánh phụ nữ ở nhà thì mò cua, ốc, chem chép… trang trải cuộc sống. Lúc vào mùa, mỗi ngày, tôi kiếm được khoảng 150.000 đồng, ngày ít khoảng 70.000 đồng, cũng đủ tiền chợ búa. Vì chỉ bắt ven bờ nên cũng không nhiều bằng những nơi nước sâu", bà Dung chia sẻ.
Nghề mò bắt chem chép này đa phần là lao động lớn tuổi, cánh đàn ông thường dùng ghe ra giữa sông để lặn, phụ nữ chỉ mò mẫm ven bờ, trong bãi sình lầy sau khi thủy triều rút. Những con chem chép chưa đủ kích cỡ sẽ được trả lại sông để tiếp tục sinh trưởng, đây là luật bất thành văn tại nơi đây.

Nghề cực lạ: Ngửi mít thuê mỗi ngày kiếm cả triệu đồng

Người được thuê ngửi mít phải "có tiếng tăm" trong giới buôn mít với bề dày kinh nghiệm. Họ được nhận thù lao cả triệu đồng một ngày khi theo chân thương lái đi mua mít là chuyện rất bình thường.

Mít được coi là loại cây trồng chủ lực tại một số tỉnh Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tại các tỉnh phía Nam, cây mít được bà con trồng từ rất lâu và trồng trên nhiều loại hình như trồng xen trong các vườn cây ăn quả, trồng chuyên canh…

Đặc biệt, trong vòng hai năm trở lại đây, mít được thương lái thu mua với giá cao, lợi nhuận nhà vườn thu được từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng/năm/ha. Mít bán được giá, bà con nhanh chóng chuyển đổi loại cây này thành cây trồng chính tại nhiều nhà vườn. Việc mua bán mít cũng nhộn nhịp hơn, hàng ngày thương lái đến tận vườn để mua gom mít, nhà vườn tất bật hái mít, cân và vận chuyển tấp nập.

Nghe cuc la: Ngui mit thue moi ngay kiem ca trieu dong

Nhiều năm gần đây, mít là loại cây ăn trái chủ lực tại Nam Bộ, mang lại nguồn thu cho người dân nơi đây

Tuy nhiên, một khâu quan trọng trong quá trình này là làm sao để xác định một quả mít đã chín và đạt tiêu chuẩn thu hái mà không cần phải bổ nó ra, đặc biệt là khi thương lái có nhu cầu vận chuyển mít đường xa như xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc đưa mít ra miền Bắc… Chính vì nhu cầu cấp thiết này, nghề “ngửi mít” xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến.

Khác với cò mít là những người dẫn vào vườn mít thu mua, những người ngửi mít thuê là người đi cùng thương lái đến vườn để xác định độ già của mít và đảm nhận công việc hái mít cho chủ vườn. Vì loại trái cây như mít có một đặc điểm đặc biệt, không giống như nhiều loại trái cây khác có những đặc điểm riêng về màu sắc và hình dáng giúp nhận biết quả đã chín hay chưa một cách dễ dàng. Chính vì vậy các thương lái phải nhờ những người làm nghề ngửi mít thuê để xác định độ già của mít, giúp giảm thiểu rủi ro mua nhầm mít non hoặc mít nhiều xơ đen.

Người ngửi mít thuê thường “có tiếng tăm” trong giới buôn mít bởi họ có kinh nghiệm. Chia sẻ trên Dân Việt, anh Lê Văn Ngọc (Đồng Phú, Bình Phước), một người có thâm niên “ngửi mít” gần 10 năm nay cho biết dựa vào kinh nghiệm của bản thân, khi cùng thương lái đến các vườn mít, nhìn sơ qua là anh đã biết mít đã già hay chưa, ngay mà chủ vườn mít có khi còn không biết chính xác bằng anh.

Nghe cuc la: Ngui mit thue moi ngay kiem ca trieu dong-Hinh-2

Để đưa được mít ngon tới tay khách hàng phải trải qua công cuộc “ngửi mít”, vì thế những người "ngửi mít thuê" đóng vai trò hết sức quan trọng

Anh Ngọc chia sẻ, có 2 yếu tố để xác định trái mít đã già, đầu tiên là dựa vào mùi thơm của vườn để xác định, thứ 2 là phán đoán bằng mắt thường, nhìn vào cuống lá ở trên cuống. Cụ thể, những chiếc lá ở trên cuống nếu ngả vàng và có đốm thì đến 90% trái mít đó đã già vã vài ngày tới sẽ chín. Còn nếu lá còn xanh mơn mởn thì trái mít vẫn còn non, chưa đủ độ già để hái. Để chắc chắn, anh còn dùng dao chích nhẹ ở phần cuống, nếu như mủ mít chảy nhanh và trong khi trái mít sắp chín, còn nếu mủ đặc và chảy chậm thì chưa hái được.

Theo anh Ngọc, nhưng người có kinh nghiệm như anh Ngọc cũng biết được trái nào có xơ đen và phải loại bỏ. Theo đó, những quả mọc từ gốc và thân sẽ có xác xuất bị xơ đen nhiều hơn là trái mọc ở ngọn và cành. Về vẻ bề ngoài, quan sát những quả có núm đều đặn, căng chứ không co lại, gai to thì 70 % không có xơ đen. Nói thì dễ nhưng theo anh Ngọc, nghề này không phải ai cũng làm được, nếu hái trúng trái còn non, bị xơ đen không ngon thì không ai dám thuê mình nữa.

Về phía anh Ngọc, anh cho biết mình đã tích lũy kinh nghiệm trong suốt nhiều năm gắn bó với trái mít vườn. Anh Ngọc có kinh nghiệm 14 năm trồng và buôn mít, trong đó hơn 10 năm nay, anh được biết đến nhiều hơn với vai trò người “ngửi mít thuê” lành nghề.

Nghe cuc la: Ngui mit thue moi ngay kiem ca trieu dong-Hinh-3

Anh Ngọc tại vườn mít.

Nghe cuc la: Ngui mit thue moi ngay kiem ca trieu dong-Hinh-4

Thương lái chọn mít tại nhà vườn.

Chính vì đòi hỏi kinh nghiệm “sành sỏi” mà những người ngửi mít thuê được trả lương rất hậu hĩnh. Đến mùa, mỗi ngày họ sẽ theo chân thương lái đi mua mít, việc nhận thù lao cả triệu đồng một ngày là rất bình thường. Từ nghề này, mỗi năm anh có thể mang về cả trăm triệu đồng. Tuy vậy, công việc độc lạ này vẫn rất khan hiếm nguồn lực. Anh Ngọc cho biết, ngoài anh ra, khu vực Bình Phước chỉ có hơn chục người cùng làm nghề này.

Anh Hùng Trần (thương lái buôn mít có tiếng tại TP. Hồ Chí Minh) cho hay, việc có một người cộng sự giúp mình lựa chọn và đánh giá mít tại vườn giúp anh lựa chọn được những thành phẩm mít ngon nhất để đưa đến tay khách hàng, không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro, chi phí mà còn giúp anh Hùng giữ chữ tín trong kinh doanh.

"Chính vì vậy mà tôi sẵn sàng trả công hậu hĩnh cho những người làm nghề ngửi mít thuê. Thường thì tôi luôn đặt lịch với những người làm nghề ngửi mít thuê mình đã quen từ trước, tuy nhiên khi vào mùa cao điểm thì nhiều thương lái cũng phải kẹt vì không tìm được người làm”, anh Hùng chia sẻ thêm.

Làng nghề truyền thống ở Hà Nội hối hả vào vụ Tết

(Kiến Thức) - Cuối năm là thời điểm nhiều làng nghề truyền thống tất bật sản xuất phục vụ thị trường Tết. 

Lang nghe truyen thong o Ha Noi hoi ha vao vu Tet
Tại làng nghề trồng hoa Nhật Tân (Hà Nội), các nhà vườn trồng đào khẩn trương bắt tay vào những công đoạn cho mùa vụ năm nay. Ảnh: Lao động.