Huawei đã phạm ‘trọng tội’ gì khiến Mỹ trừng phạt?

Mối quan hệ không mấy thân thiện giữa Mỹ và Huawei trong một thập niên qua đã lên đến cao trào vào ngày 15/5 khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cấm các tập đoàn trong nước bắt tay kinh doanh với công ty Trung Quốc này.
 

Huawei da pham ‘trong toi’ gi khien My trung phat?
 Một cửa hàng của Huawei tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Mặc dù từ lâu Mỹ nghi ngờ Huawei có dính líu tới hành vi trái pháp luật nhưng hiện chưa rõ trong thời gian gần đây công ty này đã phạm phải “trọng tội” gì để trở thành mục tiêu bị “nhắm bắn”. Kênh CNN (Mỹ) cho biết lệnh cấm cửa này còn khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ.
Ngày 20/5, chính quyền Tổng thống Trump đã nới lỏng với Huawei và tạo điều kiện cho những công ty nhỏ cung cấp viễn thông tại vùng nông thôn Mỹ. Đối với nhiều công ty Mỹ khác, lệnh cấm vẫn có hiệu lực.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc đã căng thẳng trong hơn 1 năm qua và Huawei lại mắc kẹt ở giữa.
CNN cho rằng Huawei có thể đóng vai trò lợi điểm để thương lượng bởi đây là công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang tham vọng giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất điện thoại. Huawei còn nằm trong nhóm nhỏ những công ty cung cấp hệ thống mạng không dây 5G.
Tổng thống Donald Trump đã gợi ý rằng ông có thể cân nhắc nhẹ tay với Huawei trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới với Trung Quốc.
Vậy hành động nào đã khiến Huawei trở thành mục tiêu của các quan chức Mỹ?
Mối liên kết với chính phủ Trung Quốc
Năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đưa ra báo cáo về cuộc điều tra kéo dài một năm trời trong đó đánh giá Huawei là mối đe dọa với an ninh Mỹ.
Bản báo cáo kết luận rằng Huawei cùng công ty viễn thông Trung Quốc khác là ZTE đã hoạt động chịu sự lãnh đạo của chính phủ Trung Quốc do vậy không nên để hai công ty này được vận hành tại các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ kiểm soát hệ thống mạng không dây.
Trong khi đó, Huawei khẳng định họ hoạt động độc lập không phụ thuộc vào chính phủ Trung Quốc. Nhưng chính quyền Tổng thống Trump hiện nay vẫn tìm cách gây áp lực lên nhiều quốc gia khác để ngừng mua thiết bị viễn thông từ Huawei.
Quan hệ với Iran
Chính quyền Tổng thống Mỹ còn đệ đơn kiện Huawei vào đầu năm nay, cáo buộc công ty Trung Quốc này vi phạm lệnh trừng phạt Washington áp đặt lên Tehran.
Trước đó, theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, giới chức Canada đã bắt giữ Giám đốc Tài chính đồng thời là con gái của người sáng lập Huawei, bà Mạnh Vãn Chu vào ngày 1/12/2018. Bà Mạnh Vãn Chu đang đối mặt với khả năng bị dẫn độ đến Mỹ.
Huawei đã bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc. Trong khi đó, người sáng lập Huawei là ông Nhậm Chính Phi tuyên bố không có kế hoạch đến Mỹ do lo ngại có thể bị xét xử.
Nghi vấn trộm tài sản trí tuệ
Chính quyền Tổng thống Trump kiện Huawei nghi ngờ công ty này trộm bí mật thương mại từ T-Mobile. Theo cáo trạng, Huawei đã trộm công nghệ độc quyền thử nghiệm điện thoại của T-Mobile mang tên Tappy.
Chính phủ Mỹ còn nghi ngờ nhóm quản lý tại Huawei hứa hẹn thưởng hậu hĩnh cho nhân viên lấy được thông tin quan trọng từ các đối thủ.
Cạnh tranh vì công nghệ tương lai
Công nghệ của Huawei được đánh giá rất thiết yếu với tương lai mạng không dây 5G. Mỹ cũng để mắt đặc biệt với mạng không dây này.
CNN cho biết Huawei là công ty tiên phong trong mạng 5G. Các đối thủ của Huawei chỉ có Nokia và Ericsson. Nếu xét về “tương quan lực lượng” thì Huawei là công ty lớn hơn do vậy có năng lực cung cấp công nghệ nhanh và rẻ hơn.
Mỹ kỳ vọng các công ty viễn thông của quốc gia này sẽ đứng đầu về 5G. Theo CNN, 5G có thể hỗ trợ người sử dụng những công nghệ thay đổi nền kinh tế trong thời gian tới, trong đó có xe không người lái.
Hy vọng nào cho tương lai?
Trong tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ cho rằng ZTE lừa dối Washington về xử lý nhân viên vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran. Mỹ đã “cấm cửa” các công ty Mỹ bán phụ kiện cho ZTE.
Nhưng một tháng sau, Tổng thống Trump khẳng định sẽ làm việc riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để đưa ZTE trở lại thị trường nhanh chóng. Nhà Trắng dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tháng 7 sau khi ZTE đồng ý chỉnh đốn các sai sót.
Do vậy, chính quyền Tổng thống Mỹ có thể tận dụng Huawei, vốn lớn hơn ZTE khá nhiều, làm quân bài trao đổi trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Mỹ có thể yêu cầu Trung Quốc nhượng bộ chính trị để đổi lại giảm cường độ trừng phạt đối với Huawei.
Tuy nhiên, Huawei cũng không chỉ ngồi một chỗ chờ Mỹ và Trunng Quốc giải quyết vấn đề. Công ty này đã kiện chính phủ Mỹ hồi tháng 3 năm nay.

Khi Google "cắt đứt" với Huawei, người dùng cần biết điều này

Google tạm dừng làm ăn với Huawei, một quyết định bất ngờ có thể đe dọa đến tham vọng toàn cầu của nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc.

Google, gã khổng lồ công nghệ Mỹ, đã ngừng cấp phép hệ điều hành Android cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei theo lệnh cấm thương mại từ chính phủ Mỹ. Sản phẩm của Huawei có thể tiếp tục sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở, nhưng sẽ không thể tích hợp các dịch vụ chính của Google như Play Store.

“Góc khuất” cuộc sống hôn nhân của Tổng thống Iran

(Kiến Thức) - Năm 14 tuổi, bà Sahebeh kết hôn với Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một cuộc hôn nhân sắp đặt. Được biết, Đệ nhất phu nhân Iran không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian cho các hoạt động từ thiện.

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran
 Bà Sahebeh Rouhani sinh năm 1954. Vào năm 1968, bà Sahebeh, khi đó 14 tuổi, đã kết hôn với người anh họ của mình, ông Hassan Rouhani - nay là Tổng thống Iran. Ảnh: Heavy. 

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-2
Có rất ít thông tin về vị Đệ nhất phu nhân Iran "bí ẩn" này. Được biết, bà không tham gia chính trường mà chủ yếu dành thời gian tham gia các họat động từ thiện. Ảnh: Alchetron.  

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-3
 Theo Heavy, Tổng thống Rouhani hầu như không nhắc đến vợ mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2013. Bà cũng không được đưa vào tiểu sử chính thức của ông trong cuộc bầu cử khi đó. Ảnh: AJ. 

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-4
 Tất cả những gì mà Tổng thống Iran Rouhani từng công khai nói về vợ mình đó là bà Sahebeh chính là người được gia đình ông lựa chọn để kết hôn. Ảnh: NI. 

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-5
 "Khi đó, tôi khoảng 20 tuổi. Cha mẹ tôi đều đồng tình chọn bà ấy làm vợ cho tôi", ông Rouhani từng chia sẻ trong một cuộc vận động tranh cử trước đây. Ảnh: NBC News.

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-6
 Trong hơn 50 năm chung sống, vợ chồng ông Rouhani có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, người con trai đầu của họ đã qua đời vào năm 1992. Ảnh: Wikipedia.

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-7
 Trang Heavy nói rằng, con trai cả của ông Rouhani đã để lại một lá thư tuyệt mệnh, với nội dung cho thấy anh ta tự sát để phản đối chế độ chính trị ở Iran. Ảnh: JP. 

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-8
 Năm 2014, Đệ nhất phu nhân Iran Sahebeh từng bị chỉ trích vì tổ chức một bữa tiệc xa hoa trong cung điện của cựu Quốc vương Iran Mohammad Reza Pahlavi - người bị lật đổ và năm 1979. Ảnh: Heavy. 

He lo “goc khuat” cuoc song hon nhan cua Tong thong Iran-Hinh-9
 "Đệ nhất phu nhân Sahebeh biết cách tổ chức một bữa tiệc hoàn hảo nhưng không phải tất cả người dân Iran đều hài lòng về điều đó", trang Heavy viết. Được biết, đó là bữa tiệc dành cho phụ nữ ở phía bắc thủ đô Tehran nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Frontera.