Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8

Hội nghị diễn ra trong thời gian 1,5 ngày. Trong đó, 1 ngày nghiên cứu Nghị quyết; 0,5 ngày dành cho các tỉnh, thành ủy và Đảng ủy triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

Ngày 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trung ương tại Phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc hội) kết nối với các điểm cầu của tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đường truyền mở rộng đến cơ sở.
Hon 1,44 trieu can bo, dang vien quan triet Nghi quyet Hoi nghi T.U 8
Điểm cầu Phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc hội). Ảnh: Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam
Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai. Cùng dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cùng các cán bộ chủ chốt các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong toàn hệ thống chính trị và đông đảo cán bộ, đảng viên.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Hội nghị được kết nối tới 16.242 điểm cầu các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị ở Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; có 1.441.261 đồng chí là lãnh đạo, cán bộ, đảng viên tham dự nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết. Theo đó, hội nghị diễn ra trong thời gian 1,5 ngày (trong đó, 1 ngày nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết; 0,5 ngày dành cho các tỉnh, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc Trung ương triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.
Theo chương trình Hội nghị, các đại biểu nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng truyền đạt chuyên đề: Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Nội dung các chuyên đề tập trung vào những vấn đề cốt lõi, những điểm mới của các nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.
Trên cơ sở đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII ở địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII cụ thể, thiết thực và hiệu quả.
>>> Xem thêm video: Toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
 Nguồn: VTV 24. 

Cải cách chính sách tiền lương: Trao quyền cho người có quyền trả lương

“Chúng ta đang phân tách rành mạch giữa đơn vị sự nghiệp công lập, nhóm cán bộ công chức và sắp xếp lại bộ máy để tạo ra động lực, tinh gọn bộ máy và tạo nguồn để cải cách tiền lương...."

Phân loại cán bộ, công chức, trả lương theo vị trí việc làm

- Tại kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương, thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024. Đây là một trong những nội dung được cử tri và người dân rất trông đợi. Ông có thể thông tin về lộ trình, cách thức thực hiện trong thời gian tới?

Kiểm lâm bị bắn tử vong: Rợn người những vụ tấn công cán bộ

Vụ Trạm Phó kiểm lâm tử vong, trên người có 14 vết đạn ở Đắk Lắk đang gây xôn xao dư luận. Trước đó, cũng có nhiều vụ cán bộ kiểm lâm bị tấn công, sát hại.

Kiem lam bi ban tu vong: Ron nguoi nhung vu tan cong can bo
 Trạm phó kiểm lâm tử vong, trên người có 14 vết đạn: Ngày 3/12, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo về vụ việc ông Nguyễn Kim Anh (phụ trách trạm Kiểm lâm số 2) bị bắn chết khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, ngăn chặn ở khu vực có tuyến đường mà các đối tượng vi phạm lâm luật thường đưa tang vật ra bên ngoài (thuộc thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk). Theo báo cáo, nguyên nhân sơ bộ ban đầu là ông Kim Anh đã bị bắn vào vùng bụng bằng súng đạn hoa cải với 14 vết đạn trên người.
Kiem lam bi ban tu vong: Ron nguoi nhung vu tan cong can bo-Hinh-2
 Một cán bộ kiểm lâm bị bắn khi đang làm nhiệm vụ: Ngày 27/10, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, các lực lượng chức năng đang phối hợp điều tra vụ việc một kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Dôn bị bắn vào tối 26/10. Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là anh N.V.H., kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Don. Vào tối 26/10, trong quá trình tuần tra quản lý bảo vệ rừng, anh H đã bị bắn bị thương nặng. Sau khi sự việc xảy ra, anh H đã được chuyển đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để phẫu thuật gắp viên đạn và điều trị tích cực. Hiện, anh H đã qua cơn nguy kịch.