Hơn 1,1 triệu xe Toyota toàn cầu bị gọi triệu hồi vì lỗi túi khí
Tập đoàn Toyota vừa thông báo triệu hồi 1,12 triệu xe trên toàn thế giới để khắc phục lỗi do một cảm biến bị đoản mạch khiến "túi khí không bung đúng cách".
Video: Triệu hồi 1,12 triệu xe Toyota túi khí không bung (Nguồn CBS).
Đợt triệu hồi xe Toyota này tập trung vào các mẫu Avalon, Corolla, Camry, RAV4, Sienna Hybrid, Highlander và một số mẫu xe Lexus ES250, ES300H, RX350, ES350, được sản xuất trong giai đoạn 2020-2022.
Hơn 1,1 triệu xe nằm trong danh sách triệu hồi. Trong đó có 1 triệu xe ở Mỹ, số còn lại ở các thị trường khác (hãng xe Toyota chưa cung cấp thông tin chi tiết).
Toyota vừa thông báo triệu hồi 1,12 triệu xe trên toàn thế giới để khắc phục lỗi do cảm biến bị đoản mạch khiến "túi khí không bung đúng cách".
Những chiếc xe Toyota bị lỗi túi khí có thể gặp phải tình trạng các cảm biến trên hệ thống phân loại hành khách (OCS) không hoạt động. Hệ thống OCS bao gồm các cảm biến trọng lượng đặt dưới ghế và cảm biến đo lực căng dây đai an toàn nhằm xác định trên ghế là trẻ em ngồi có thắt dây an toàn hay trên ghế có đặt vật nặng hay không.
Sau khi phân tích dữ liệu, đèn báo trên bảng đồng hồ sẽ bật để tài xế biết túi khí ghế hành khách đang ở trạng thái bật hay tắt. Nhờ đó, túi khí sẽ được cài đặt bung ở tốc độ tối đa hay vừa phải, phù hợp với thể trạng người ngồi (lớn hay nhỏ).
Những chiếc xe Toyota bị lỗi túi khí có thể gặp phải tình trạng các cảm biến trên hệ thống phân loại hành khách (OCS) không hoạt động.
Nếu cảm biến xác định người ngồi trên ghế là trẻ em hoặc người lớn nhẹ cân hoặc một vật nặng, túi khí sẽ không bung khi có va chạm. Lý do là túi khí bung ở tốc độ 320 km/h có thể gây nguy hiểm cho trẻ em hơn là không bung. Đôi khi, việc xác định không đúng đối tượng, túi khí sẽ trở thành "Quả bom khí", tăng nguy cơ tử vong, chấn thương (đầu, cổ, cột sống) cho trẻ em.
Do đó, việc cảm biến trên hệ thống OCS trên xe Toyota bị đoản mạch sẽ khiến hệ thống làm việc sai, khiến túi khí không bung đúng như thiết kế khi gặp tai nạn.
Nếu cảm biến xác định người ngồi trên ghế là trẻ em hoặc người lớn nhẹ cân hoặc một vật nặng, túi khí sẽ không bung khi có va chạm.
Để khắc phục lỗi trên, các đại lý sẽ tiến hành kiểm tra và thay thế các cảm biến lỗi nếu thấy cần thiết. Toyota sẽ thông báo đến các chủ xe thuộc diện triệu hồi trong tháng 2/2024.
Tháng 7/2022, Toyota tiến hành triệu hồi 3.500 chiếc RAV4 tại thị trường Mỹ do cảm biến OCS có thể không phát hiện chính xác hành khách ở ghế trước do va chạm giữa những linh kiện. Hệ thống túi khí phía trước đã giúp 50.000 người tại Mỹ thoát khỏi "lưỡi hái tử thần" trong hơn 30 năm qua, theo thống kê từ Cơ quan an toàn giao thông đường cao tốc Mỹ (NHTSA).
10 hãng ôtô này sẽ sống sót trong kỷ nguyên xe điện?
Các nhà sản xuất Trung Quốc cần phải mở rộng thị phần ra toàn cầu nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường ôtô điện trông thời gian sắp tới.
Video: Top ôtô điện tốt nhất năm 2023.
Cuộc cạnh tranh về phát triển ôtô điện được dự đoán sẽ còn khốc liệt hơn nữa trong thời gian tới và để không bị đào thải, các hãng ôtô Trung Quốc không thể chỉ dựa vào việc bán xe tại thị trường nội địa.
Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, Brian Gu - Phó Chủ tịch hãng xe điện Xpeng, cho biết các thương hiệu Trung Quốc cần bán được khoảng 3 triệu xe mỗi năm để tồn tại trong thập kỷ tới. Ông nói rằng đây không phải mục tiêu dễ dàng, vì ngay cả Tesla cũng chỉ đạt 1,3 triệu xe bán ra trong năm 2022.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cần phải mở rộng thị phần ra toàn cầu nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường.
Brian Gu cũng nhận định cuộc cạnh tranh thị phần ôtô điện sẽ khiến cho nhiều hãng xe bị mua lại hoặc phá sản và do đó thị trường sẽ gọn hơn rất nhiều trong thời gian tới. “Trong 5 đến 10 năm nữa, thế giới sẽ trở thành một thị trường tập trung hơn nhiều. Tôi nghĩ rằng số lượng thương hiệu ô tô ở cấp độ toàn cầu có thể sẽ giảm xuống dưới 10” – vị lãnh đạo của Xpeng cho hay.
Dự đoán có phần bi quan được đưa ra vào thời điểm khó khăn đối với Xpeng và ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc nói chung. Xpeng hiện là nhà sản xuất xe điện lớn thứ 12 tại Trung Quốc và sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu này phần lớn đến từ nguồn lực hậu thuẫn bởi tập đoàn công nghệ Alibaba. Xpeng đã bán được hơn 120.000 xe vào năm 2022, sau đó giảm gần 50% doanh số trong quý 1 năm nay vì Tesla giảm giá hàng loạt nhiều mẫu xe.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường ôtô điện lớn nhất thế giới khi chiếm tới 50% lượng xe bán ra trên toàn cầu vào năm ngoái.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường ôtô điện lớn nhất thế giới khi chiếm tới 50% lượng xe bán ra trên toàn cầu vào năm ngoái. Quốc gia đông dân thứ nhì thế giới này hiện có 99 thương hiệu ôtô khác nhau, với các mẫu xe đa dạng về mẫu mã, giá thành và chất lượng.
Sự linh hoạt của thị trường cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc xe điện giá rẻ với giá khởi điểm từ 5.000 USD cho đến những chiếc đắt tới 90.000 USD trở lên.
Sự linh hoạt của thị trường cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc xe điện giá rẻ với giá khởi điểm từ 5.000 USD.
81% thị trường xe điện Trung Quốc hiện do các công ty trong nước thống trị, bao gồm những công ty hàng đầu như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC. 19% còn lại được lấp đầy bởi các công ty nước ngoài như Tesla và Volkswagen.
Toyota Avanza tạm ngừng bán tại Việt Nam vì bê bối gian lận an toàn
Toyota sẽ tạm dừng giao tất cả các loại xe sau vụ bê bối chứng nhận an toàn từ công ty con Daihatsu. Tại Việt Nam, mẫu xe liên quan là Avanza cũng đã tạm dừng bán ra cho khách hàng.
Video: Toyota sẽ tạm dừng giao tất cả các loại xe sau vụ bê bối chứng nhận an toàn từ công ty con Daihatsu.
Daihatsu - công ty con của Toyota sẽ tạm dừng giao tất cả các loại xe, sau khi một cuộc điều tra vụ Toyota và Daihatsu bê bối gian lận an toàn phát hiện ra các vấn đề liên quan đến 64 mẫu xe. Trong đó, có nhiều mẫu được bán dưới thương hiệu Toyota.