Học sinh đặt câu “Em tặng mẹ một con hiểu bài“ gây sốt

Đặt một câu có dùng từ "tặng”. Trả lời yêu cầu này, học sinh đã viết câu: “Em tặng mẹ một con hiểu bài”. Câu trả lời này đang gây sốt trên mạng.

Cụ thể, bài tập yêu cầu học sinh tiểu học đặt một câu có dùng từ "tặng”, trả lời yêu câu này, học sinh đã viết: “Em tặng mẹ một con hiểu bài”.
Hoc sinh dat cau “Em tang me mot con hieu bai“ gay sot
Câu trả lời của học sinh tiểu học đang gây sốt trên mạng (ảnh: IT) 
Phản hồi lại cách đặt câu này bạn đọc Nguyễn Minh Khuê cho biết: “Lẽ ra như ngày trước là “Em tặng mẹ một điểm 10” nhưng bây giờ do học sinh tiểu học không còn được chấm điểm nữa, không còn điểm 10 nữa, mà thay bằng những nhận xét “con hiểu bài”, “con học tốt”, “con viết chữ đẹp”… vậy nên bé phải đặt câu một cách “sáng tạo" như vậy”.
Nhiều giáo viên cũng bày tỏ ý kiến khi đọc câu trả lời của học sinh. Bạn đọc Trần Thị Hiền – giáo viên tại Bình Dương (Tp Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là… cái kết của Thông tư 30. Đối với học sinh, những điểm số vẫn là “ký ức đẹp”. Trước đây, mỗi lần được điểm 10, các em thường hào hứng đem về khoe với bố mẹ. Đến ngày 20.11, học sinh các lớp thi đua đạt nhiều điểm 9, 10 dâng lên thầy cô thể hiện lòng kính yêu, biết ơn. Còn giờ thì đúng là chỉ biết tặng mẹ, tặng cô "một… con hiểu bài”.
Phụ huynh Trần Thị Phương (Hà Nội) cho biết: "Mặc dù hiện Thông tư 30 đã bị "khai tử" nhưng với Thông tư 22 thay thế, việc chấm điểm thường xuyên với học sinh tiểu học vẫn không được khôi phục. Ngày nào con đi học về, hỏi con, con cũng trả lời: Cô chỉ bảo "con hiểu bài", "con học tốt"...
Trước đó, sau 2 năm đưa vào thực hiện, Thông tư 30 thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học từ việc chấm điểm sang nhận xét bằng lời đã nhận được rất nhiều phản hồi từ dư luận xã hội. Giáo viên thì cho rằng việc áp dụng Thông tư này làm tăng áp lực sổ sách cho giáo viên, giảm động lực học tập của học sinh vì không còn việc chấm điểm thường xuyên nữa.
Mới đây, Bộ GD ĐT cũng đã chính thức cho ra đời Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 với nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó tăng việc chấm điểm theo kỳ học và giảm số lượng sổ sách mà giáo viên phải hoàn thành. Tuy nhiên, Thông tư 22 (có hiệu lực từ 6/11) vẫn chú trọng nhận xét học sinh chứ không chấm điểm.
Mời quý độc giả xem video về trào lưu đánh vào không khí (nguồn Youtube):

Vua chúa Việt tổ chức thi tuyển nhân tài cầu kỳ thế nào?

(Kiến Thức) - Để phát hiện và sử dụng nhân tài, hai phương thức chính được các triều đình phong kiến Việt Nam là tiến cử hoặc bảo cử và thi cử.

Mùa hè cũng là mùa tuyển sinh trên khắp cả nước. Không khí ôn luyện, dốc sức cho thi cử đang rất "nóng". Cùng Kiến Thức quay ngược thời gian, tìm hiểu quy trình thi cử thời phong kiến Việt Nam, xem vua chúa xưa tiến hành tuyển chọn nhân tài tương lai cho đất nước thế nào.

Tuyển chọn quan lại theo cách nào?
Thời phong kiến, ngôi vua là cha truyền con nối nên dẫn đến trong việc tuyển quan lại có thể lệ tập ấm, tức là các con cái quan lại thì có suất để được bổ nhiệm làm quan, mà không phải qua thi cử. Học giả Đào Duy Anh, trong cuốn "Việt Nam văn hóa sử cương", đã tóm tắt về chế độ tập ấm như sau: Các triều Lý, Trần, Lê vẫn có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng.

4 bảo bối phong thủy hàng đầu giúp sĩ tử thi đâu đỗ đấy

Cha mẹ bài trí những bảo bối phong thủy này đúng cách, con cái học hành giỏi giang, sĩ tử thi cử đỗ đạt cao, tương lai sáng ngời.

4 bao boi phong thuy hang dau giup si tu thi dau do day
Cha mẹ bài trí những bảo bối phong thủy này đúng cách, con cái học hành giỏi giang, sĩ tử thi cử đỗ đạt cao, tương lai sáng ngời. 1. Tháp Văn Xương: Trong phong thủy, tháp Văn Xương có tác dụng hỗ trợ rất tốt về phương diện học hành, thi cử cũng như công việc, sự nghiệp. Bảo bối phong thủy này còn có những tên gọi khác như tháp Văn Bút, tháp Văn Phong. Đặc điểm thường thấy là cao 7, 9 hoặc 13 tầng. Tháp có hình bát giác với mái hiên bằng gạch chồng lên nhau và thu nhỏ dần từ dưới lên trên, đỉnh là một khối hồ lô.