Hoang mang nhiều ngôi mộ bị đào phá, "trấn yểm" bằng...quần lót

Người dân thuộc dòng họ Phan ở xã Lộc Thủy (Thừa Thiên - Huế) đang bức xúc khi những ngôi mà trong dòng tộc bị kẻ xấu sử dụng xẻng để đào phá rồi dùng quần lót phụ nữ được bôi sơn màu đỏ ở đáy quần treo lên trên bia mộ.

Trưa nay (3/4), thượng tá Trần Đăng Điền - Phó trưởng Công an huyện Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế) cho biết, cơ quan này đang điều tra làm rõ vụ hàng chục ngôi mộ tại xã Lộc Thủy bị kẻ xấu xâm phạm.
Trước đó, Công an huyện Phú Lộc nhận được đơn trình báo của người dân thuộc dòng họ Phan ở xã Lộc Thủy về sự việc trên. Qua điều tra, cơ quan công an xác định có 21 ngôi mộ của dòng họ Phan đã bị kẻ xấu xâm phạm nghiêm trọng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cụ thể, những ngôi mộ này bị kẻ xấu sử dụng xẻng để đào phá rồi dùng quần lót phụ nữ được bôi sơn màu đỏ ở đáy quần treo lên trên bia mộ.
Vụ việc này đã gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân ở xã Lộc Thủy, đặc biệt là những người dân thuộc dòng họ Phan ở địa phương này.
Theo thượng tá Trần Đăng Điền, sau thời gian tích cực điều tra, bước đầu cơ quan công an xác định nghi can gây ra vụ xâm phạm mồ mả nói trên là ông P.A (trú thôn Phước Yên, xã Lộc Thủy).
Hiện cơ quan công an đã tiến hành thực nghiệm hiện trường và đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ việc.
Trao đổi với Dân Việt, một số nhà nghiên cứu văn hóa ở Huế cho biết, người xưa quan niệm việc đào phá lăng mộ rồi dùng quần lót phụ nữ bôi sơn đỏ ở đáy treo lên bia mộ là một trong những cách “trấn yểm” ác độc. Người xưa cho rằng, mục đích của việc trấn yểm này là nhằm làm cho tất cả những gia đình có mồ mả bị xâm phạm rơi vào cảnh suy kiệt.
Vào năm 2016, tại xã Lộc Thủy từng xảy ra vụ hàng trăm ngôi mộ bị kẻ xấu đóng đinh để "trấn yểm" gây hoang mang trong dư luận.

Những dự án kinh tế trọng điểm thời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Trong 9 năm nắm giữ cương vị Thủ tướng, ông Phan Văn Khải đã chỉ đạo, phê duyệt thực hiện nhiều dự án kinh tế trọng điểm, góp phần vào công cuộc phát triển toàn diện, xây dựng đất nước.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1h30 ngày 17/3/2018 tại quê nhà Củ Chi, TTP.HCM sau một thời gian lâm trọng bệnh.

Nhìn lại chuyến công du lịch sử của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

(Kiến Thức) - Sáng 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W.Bush. Đây là chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975.

Ngày 21/6/2005, tại phòng bầu dục, Nhà trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống George W.Bush. Cuộc hội đàm (40 phút) kéo dài hơn dự kiến 15 phút. Tổng thống Bush với thái độ hòa giải, đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam. Việc người đứng đầu Hoa Kỳ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO, nhận lời sang thăm Việt Nam vào năm 2006 là điều cách đó 10 năm không ai nghĩ tới. Ảnh: Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo, đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ song phương sau 10 năm bình thường hoá. Nguồn ảnh: Alex Wong/Getty Images
 Ngày 21/6/2005, tại phòng bầu dục, Nhà trắng đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống George W.Bush. Cuộc hội đàm (40 phút) kéo dài hơn dự kiến 15 phút. Tổng thống Bush với thái độ hòa giải, đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam. Việc người đứng đầu Hoa Kỳ thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO, nhận lời sang thăm Việt Nam vào năm 2006 là điều cách đó 10 năm không ai nghĩ tới. Ảnh: Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo, đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ song phương sau 10 năm bình thường hoá. Nguồn ảnh: Alex Wong/Getty Images