Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Golf & Doanh nhân

Hồ Con Rùa có bao nhiêu tên gọi trước khi thành phố đi bộ?

27/11/2020 08:24

(VietnamDaily) - Hồ Con Rùa là điểm đến ưa thích của giới trẻ và khách du lịch ở TP HCM. Ít ai biết rằng trong quá khứ nơi đây từng mang nhiều tên gọi khác nhau...

Quốc Lê

Nội các tương lai của ông Biden: Ai khiến Trung Quốc bất an nhất?

Đây là 3 Tổng thống Mỹ không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm

Những hát minh cực đỉnh của người xưa khiến hậu thế kinh ngạc

Những điều thú vị về nữ giám đốc tình báo dự kiến trong chính quyền Biden

Tòa án ở Pennsylvania tạm thời chặn chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ngày 26/11 vừa qua, ông Phạm Thành Kiên, Bí thư Quận ủy Quận 3 TP.HCM cho biết, Quận 3 sẽ xây dựng phố đi bộ khu vực Hồ Con Rùa thành phố đi bộ chất lượng cao. Vậy hồ Con Rùa nằm ở đâu, tại sao có tên "Con Rùa", và trong lịch sử nơi này từng mang những tên gọi nào khác?
Ngày 26/11 vừa qua, ông Phạm Thành Kiên, Bí thư Quận ủy Quận 3 TP.HCM cho biết, Quận 3 sẽ xây dựng phố đi bộ khu vực Hồ Con Rùa thành phố đi bộ chất lượng cao. Vậy hồ Con Rùa nằm ở đâu, tại sao có tên "Con Rùa", và trong lịch sử nơi này từng mang những tên gọi nào khác?
Ngược dòng thời gian, Hồ Con Rùa trước năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Sau cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá huỷ thành này. Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí cổng thành cũ để cấp nước uống cho cư dân trong vùng.
Ngược dòng thời gian, Hồ Con Rùa trước năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Sau cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá huỷ thành này. Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí cổng thành cũ để cấp nước uống cho cư dân trong vùng.
Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ. Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một bức tượng đài với hồ nước nhỏ như cách để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của người Pháp làm chủ Đông Dương.
Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ. Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một bức tượng đài với hồ nước nhỏ như cách để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của người Pháp làm chủ Đông Dương.
Do công trình có tượng ba binh sĩ Pháp bằng đồng nên người dân địa phương thường gọi khu vực này là Công trường Ba Hình. Đây chính là tên gọi đầu tiên của Hồ Con Rùa.
Do công trình có tượng ba binh sĩ Pháp bằng đồng nên người dân địa phương thường gọi khu vực này là Công trường Ba Hình. Đây chính là tên gọi đầu tiên của Hồ Con Rùa.
Vào năm 1964, trong một cuộc bạo loạn, sinh viên đã kéo đổ các tượng đồng của Pháp. Sau đó, tượng đài bị phá dỡ, và khu vực này được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ Tự Do, hay Công trường Chiến sĩ. Đây là tên gọi thứ hai của Hồ Con Rùa.
Vào năm 1964, trong một cuộc bạo loạn, sinh viên đã kéo đổ các tượng đồng của Pháp. Sau đó, tượng đài bị phá dỡ, và khu vực này được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ Tự Do, hay Công trường Chiến sĩ. Đây là tên gọi thứ hai của Hồ Con Rùa.
Sau khi tượng đài cũ được phá bỏ, Hồ Con Rùa bắt đầu được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Từ năm 1970, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang.
Sau khi tượng đài cũ được phá bỏ, Hồ Con Rùa bắt đầu được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Từ năm 1970, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang.
Tòa tháp cao 34 mét được xây dựng, gồm 5 cột bê tông cao tượng trưng 5 bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Quanh tháp là hồ nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng tấm bia đá lớn.
Tòa tháp cao 34 mét được xây dựng, gồm 5 cột bê tông cao tượng trưng 5 bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Quanh tháp là hồ nước hình bát giác lớn với bốn đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng tấm bia đá lớn.
Sau khi công trình được hoàn thành, vào năm 1972 khu giao lộ này đổi tên thành Công trường Quốc tế. Đây là tên gọi thứ ba của Hồ Con Rùa.
Sau khi công trình được hoàn thành, vào năm 1972 khu giao lộ này đổi tên thành Công trường Quốc tế. Đây là tên gọi thứ ba của Hồ Con Rùa.
Dù vậy, nhưng người dân gọi Sài Gòn quen gọi đây là Hồ Con Rùa do hình tượng con rùa nổi bật giữa hồ. Như vậy, "Hồ Con Rùa" là tên gọi thứ tư của địa danh nổi tiếng này.
Dù vậy, nhưng người dân gọi Sài Gòn quen gọi đây là Hồ Con Rùa do hình tượng con rùa nổi bật giữa hồ. Như vậy, "Hồ Con Rùa" là tên gọi thứ tư của địa danh nổi tiếng này.
Cuối thập niên 1970, con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng cái tên Hồ Con Rùa thì vẫn được dùng theo thói quen. Về cơ bản, diện mạo Hồ Con Rùa không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó đến nay.
Cuối thập niên 1970, con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng cái tên Hồ Con Rùa thì vẫn được dùng theo thói quen. Về cơ bản, diện mạo Hồ Con Rùa không thay đổi nhiều kể từ thời điểm đó đến nay.
Do có cảnh quan đẹp, tập trung nhiều tiệm cà phê, hàng quán, lại nằm gần những địa điểm nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm, Dinh Độc Lập... mà ngày nay Hồ Con Rùa đã trở thành một điểm đến ưa thích của giới trẻ và khách du lịch ở TP HCM.
Do có cảnh quan đẹp, tập trung nhiều tiệm cà phê, hàng quán, lại nằm gần những địa điểm nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm, Dinh Độc Lập... mà ngày nay Hồ Con Rùa đã trở thành một điểm đến ưa thích của giới trẻ và khách du lịch ở TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.

Top tin bài hot nhất

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

15/05/2025 14:02
Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

09/05/2025 06:54
Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

17/05/2025 08:02
'Đại gia một thời' Angimex miễn nhiệm lãnh đạo vì quản lý yếu kém

'Đại gia một thời' Angimex miễn nhiệm lãnh đạo vì quản lý yếu kém

25/04/2025 08:30
Chủ tịch Trần Bá Dương tiết lộ thời điểm HAGL Agrico thoát lỗ

Chủ tịch Trần Bá Dương tiết lộ thời điểm HAGL Agrico thoát lỗ

28/04/2025 07:00

Bạn có thể quan tâm

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

Chim Jacu thải ra đặc sản đắt tới 40 triệu đồng/kg

Chim Jacu thải ra đặc sản đắt tới 40 triệu đồng/kg

TSKH Phan Xuân Dũng: “Nghị quyết 57 thể hiện tầm nhìn đột phá“

TSKH Phan Xuân Dũng: “Nghị quyết 57 thể hiện tầm nhìn đột phá“

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status