Hộ chiếu Mỹ quyền lực vẫn không thể đi đến những quốc gia này

Theo Henley Passport Index - bảng xếp hạng toàn cầu của các quốc gia theo quyền tự do đi lại cho công dân, Mỹ sở hữu cuốn hộ chiếu mạnh thứ sáu trên thế giới khi công dân nước này được miễn thị thực nhập cảnh vào 184 quốc gia trên thế giới.

Từ lâu, hộ chiếu Mỹ luôn nằm trong những hộ chiếu quyền lực nhất và là mong muốn của hàng triệu người trên khắp thế giới. Sự tự do và linh hoạt di chuyển giữa các quốc gia khi sở hữu tấm hộ chiếu này đã phần nào giải thích con số kỷ lục của công dân Hoa Kỳ đi du lịch quốc tế vào năm 2018.
Hiện nay, ngay cả các quốc gia có cơ chế kiểm soát chặt chẽ về quy trình cấp thị thực cũng đang dần mở cửa cho du khách Mỹ tới thăm. Tại Ả Rập Saudi, một chương trình thị thực mới được thiết kế để thu hút khách du lịch Mỹ, trong khi Brazil đã dỡ bỏ hoàn toàn các yêu cầu thị thực cho công dân Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những quốc gia được cho là bất khả xâm phạm kể cả đó có là công dân Mỹ. Các cuộc gia này thường có các đặc điểm chung như tình hình địa chính trị đặc biệt, quy định cấp thị thực cũng như rà soát khách du lịch gắt gao, hoặc quốc gia đó có những bất ổn về tình hình chính trị khiến chính phủ Mỹ ban lệnh hạn chế công dân đến du lịch.
Chẳng hạn như để đến Trung Quốc, người Mỹ phải khó khăn mới có được thị thực từ một lãnh sự quán Trung Quốc, nếu muốn thăm Vạn Lý Trường Thành hoặc khám phá Tử Cấm Thành. Ở Bhutan thì quy định một khoản phí bắt buộc và hướng dẫn nghiêm ngặt nhằm hạn chế người Mỹ đến quốc gia này.
Bên cạnh đó, một số quốc gia trên thế giới thậm chí gần như nói không với công dân Mỹ như :
Triều Tiên
Ho chieu My quyen luc van khong the di den nhung quoc gia nay
 
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới bị chính phủ Mỹ cấm công dân đến thăm với các lý do quan ngại về “nguy cơ bị bắt giữ và giam giữ lâu dài nghiêm trọng”.
Vào năm 2016, một du khách người Mỹ Otto Warmbier đã bị bắt và giam giữ 17 tháng. Nam du khách bị cáo buộc ăn cắp một poster chính trị và đã chết ngay sau khi trở về nhà. Ba người Mỹ khác được thả vào tháng 5/ 2018, sau khi bị giam giữ suốt 1 thời gian dài ở Triều Tiên bởi các cáo buộc tham gia chống phá chính quyền sở tại.
Hiện tại, dù quan hệ Mỹ - Triều đang có chiều hướng tích cực lên cho cả đôi bên tuy nhiên việc du lịch đến Triều Tiên vẫn là một hành động ẩn chứa nhiều nguy hiểm đối với công dân Mỹ.
Cuba
Dù thủ đô Havana của Cuba chỉ cách biên giới Mỹ khoảng hơn 100km, tuy nhiên nó vẫn là một điểm đến khá xa vời đối với công dân Mỹ. Nguyên do là xung đột chính trị giữa 2 nước và các quy định thắt chặt dòng người du lịch đến Cuba do Mỹ ban hành.
Ho chieu My quyen luc van khong the di den nhung quoc gia nay-Hinh-2
 
Theo chính phủ Cuba, chỉ có hơn 140.000 công dân Mỹ đến thăm quốc gia này bằng tàu du lịch vào tháng 5 năm nay, sau một số chính sách nới lỏng quan hệ của Mỹ. Tuy nhiên, mọi việc đã trở nên xấu đi khi chính quyền của ông Donald Trump ban hành lệnh cấm công dân Mỹ đến Cuba vào hồi giữa tháng 6.
Đây thực sự là cú đánh mạnh vào ngành công nghiệp du lịch tư nhân còn non trẻ ở Cuba.
Iran
Các di tích lịch sử từ Đế chế Achaemenid, các tu viện ở Armenia và truyền thống hiếu khách cũng như nền văn hóa ẩm thực tuyệt vời luôn khiến Iran là điểm du lịch lí tưởng cho công dân Mỹ.
Đặc biệt, sau khi Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani lên nắm quyền vào năm 2013, du lịch ở Iran đã tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây của trang web công nghiệp Skift đã chỉ ra rằng lượng khách du lịch Mỹ đến quốc gia này đang có dấu hiệu giảm mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do mối quan hệ chính trị bất ổn leo thang giữa Mỹ và Iran kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ. Năm 2017, ông Trump đã ban hành các điều lệnh về việc hạn chế nhập cư từ Iran và sáu quốc gia đa số Hồi giáo khác vào Mỹ. Các quan chức Iran đã đáp trả bằng hành động cấm du khách Mỹ vào nước này.
Turkmenistan
Ho chieu My quyen luc van khong the di den nhung quoc gia nay-Hinh-3
 
Từng là một trung tâm du lịch từ thời cổ đại, nhưng Turkmenistan lại áp đặt các quy tắc thị thực khiến nhiều du khách tránh xa.
Được biết, để có được thị thực đến Turkmenistan, người Mỹ cần có thư mời chính thức từ chính phủ. Nếu đến Quốc đảo sa mạc này mà không có người bảo lãnh, du khách có thể bị giữ tại sân bay cho đến khi đặt được chuyến bay mới ra khỏi đất nước này.
Nga
Du khách Mỹ ngày nay vẫn có thể đến thăm quan địa danh Quảng trường Đỏ mang tính biểu tượng ở thủ đô Moscow, nơi có cơ thể được bảo tồn của lãnh tụ Lenin. Tuy nhiên, để có thị thực vào Nga, du khách Mỹ phải trải qua một quá trình xin thị thực rất phức tạp.
Khi bước vào Moscow, du khách sẽ luôn bị giám sát bởi hàng trăm máy quay an ninh đặt khắp các đường phố, kèm theo đó là luôn luôn phải tuân thủ các điều luật an ninh ngạt nghèo tại Nga. Đồng thời, thị thực vào Nga của công dân Mỹ cũng chỉ có thời hạn là 30 ngày.
Nếu thị thực bị quá hạn, công dân Mỹ sẽ cần phải chờ xin thị thực mới trong khoảng thời gian dài mới có thể rời khỏi Nga. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khách du lịch cố gắng rời khỏi Nga với thị thực hết hạn có thể bị giữ đến 20 ngày trong khi chờ cấp thị thực xuất cảnh.

Loạt hình ấn tượng sự nghiệp ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng về sự nghiệp chính trị của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vừa chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Loat hinh an tuong su nghiep ung vien Tong thong My Joe Biden
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đưa ra tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 trong một video được đăng trên Twitter cá nhân ngày 25/4. Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng trong sự nghiệp chính trị của ứng viên Tổng thống Mỹ này. Ảnh: Ông Joe Biden phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Dân chủ ở Denver, Colorado, ngày 27/8/2008. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Ngạc nhiên cuộc sống ở nước Mỹ 100 năm trước

(Kiến Thức) - Có thể nói, nước Mỹ đã "lột xác" ngoạn mục trong hơn 100 năm qua. Dưới đây là một số sự thật thú vị có thể khiến độc giả hiểu thêm về cuộc sống ở đất nước này trong thế kỷ trước.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc
 Trước khi chiếc xe hơi Model T (hay còn được gọi là Tin Lizzie) được giới thiệu năm 1908, việc sở hữu xe hơi không khả thi đối với người dân Mỹ. Tuy nhiên, khi giá xe hơi không còn đắt đỏ, người dân trên khắp nước Mỹ bắt đầu học lái xe. Có thể nói, chiếc xe Model T ra đời thực sự đã thay đổi cách sống, làm việc và du lịch của người dân Mỹ. (Nguồn ảnh: Insider)

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-2
 Ở nước Mỹ 100 năm trước, xe ngựa là phương tiện di chuyển khá phổ biến.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-3
Trước đây, thư từ và bưu kiện chủ yếu được gửi bằng tàu hoả, xe tải hoặc thậm chí là xe gắn máy. Thư/bưu phẩm đầu tiên được gửi bằng máy bay là vào tháng 5/1918. 

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-4
 Trích máu từng được coi là phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác trong suốt thập niên 1940.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-5
 Trong quá khứ ở Mỹ, heroin từng được đưa vào làm thành phần trong phương thuốc trị cảm lạnh cũng như làm si-rô ho. Ngoài ra, morphine, thuốc phiện và cocaine cũng được bán tại các hiệu thuốc trên toàn nước Mỹ. Nhưng hiện tại, heroin được biết đến như một loại ma tuý nguy hiểm và có tính gây nghiện cao.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-6
 Người dân toàn nước Mỹ từng kêu gọi chính phủ cấm hoàn toàn hoạt động sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn từ những năm 1800. Bang đầu tiên ban hành lệnh cấm đồ uống có cồn là Maine vào năm 1846. Hiến pháp được sửa đổi năm 1920 của Chính phủ Mỹ bao gồm lệnh cấm liên bang đối với đồ uống có cồn. Tuy nhiên, hiện nay, nó được coi là đồ uống hợp pháp ở Mỹ.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-7
Tại nước Mỹ 100 năm trước, người ta coi dòng phim câm là đỉnh cao của sự đổi mới. Trong ảnh là hai diễn viên nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm - Charlie Chaplin và Lita Grey.
Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-8
 Dù phải đảm đương nhiều trách nhiệm và tham gia vào lực lượng lao động, nhưng phụ nữ Mỹ thời kỳ đó vẫn tích cực tham gia biểu tình và đấu tranh đòi quyền lợi, trong đó có quyền bỏ phiếu.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-9
 Không có trạm xăng cố định ở nước Mỹ hơn 100 năm trước. Khi đó, mọi người thường mang can đi mua xăng từ hiệu thuốc rồi tự đổ vào bình xăng xe của họ.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-10
 "The Star-Spangled Banner" là quốc ca chính thức của nước Mỹ kể từ năm 1931. Tuy nhiên, cách đây 100 năm, Mỹ chưa hề có quốc ca chính thức.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-11
 Cuộc khảo sát năm 1900 cho thấy, gần 2 triệu trẻ em (Mỹ) trong độ tuổi từ 10 đến 15 làm việc toàn thời gian. Khi đó, Mỹ chưa có luật lao động trẻ em của liên bang và nhiều em nhỏ đã phải nghỉ học đi làm.
Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-12
 Nhà vệ sinh cách xa nhà như thế này từng được sử dụng phổ biến ở ngoại ô các thành phố Mỹ hơn trăm năm trước.

Ngac nhien cuoc song o nuoc My 100 nam truoc-Hinh-13
Năm 1918, người dân Mỹ thường tự nhắc nhở bản thân không được mua thực phẩm vượt quá nhu cầu cần thiết để đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho những người lính chiến đấu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.