Hô biến hạn sử dụng cho 3 tấn bánh quy hết date

Hơn 3 tấn bánh quy có xuất xứ từ nước ngoài đã hết date sử dụng từ tháng 2 năm 2020 đang được doanh nghiệp "gia hạn sử dụng" thì bị Đội QLTT số 24, Cục QLTT Hà Nội bắt quả tang.

Sau thời gian dài trinh sát, chiều ngày 5/1/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24, Cục QLTT TP. Hà Nội phối hợp với lực lượng Công an trên địa bàn huyện Hoài Đức đã đột xuất kiểm tra và bắt quả tang Công ty TNHH Chế biến nông sản Minh Quang đang chứa, trữ một lượng lớn sản phẩm bánh quy do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu hết hạn sử dụng.

Công ty này có trụ sở chính tại Đội 4, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội - do ông Lê Văn Hướng là đại diện theo pháp luật.

Ho bien han su dung cho 3 tan banh quy het date
Khảo sát trên thị trường thương mại điện tử hiện nay, giá một gói bánh quy yến mạch Torku rơi vào khoảng từ 55.000-60.000 đồng/gói.

Kiểm đếm thực tế tại cơ sở này, Đội QLTT số 24 ghi nhận hơn 3 tấn bánh quy yến mạch hiệu "Torku" có nguồn gốc xuất xứ trên bao bì từ Thổ Nhĩ Kỳ đã hết hạn sử dụng từ tháng 2 năm 2020 đang được công nhân ngang nhiên "gia hạn sử dụng" bằng máy dập date có sẵn tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại đây còn có nhiều loại máy móc khác như máy in, máy đóng gói bao bì, sản phẩm cùng hàng loạt các loại túi, vỏ hộp để đựng, đóng gói sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Huy Cường, Đội trưởng Đội QLTT số 24, phải mất một thời gian dài trinh sát Đội mới bắt quả tang vi phạm của doanh nghiệp này. Hầu hết các loại bánh, kẹo tại đây là hàng nước ngoài, được sản xuất từ năm 2018 và có hạn sử dụng đến tháng 2 năm 2020. Doanh nghiệp này đã tiến hành vứt bỏ vỏ hộp với hạn sử dụng đã hết để chuyển sang một bao bì mới với hạn sử dụng mới dài hơn được in lại từ máy dập date có sẵn.

Đội QLTT số 24 đã tiến hành lập biên bản vi phạm đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật để tiếp tục làm rõ các sai phạm

Ý nghĩa hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm

Hạn sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng xem xét trước khi quyết định mua một sản phẩm thực phẩm.

Hiện nay, đối với sản phẩm chế biến bao gói sẵn được sản xuất trong nước và nhập khẩu, có nhiều cách ghi hạn sử dụng sản phẩm khác nhau, do đó người tiêu dùng cần có thông tin để hiểu về cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm thực phẩm để có thể sử dụng đúng cách tránh các hiểu lầm về hạn sử dụng sản phẩm và gây lãng phí thực phẩm.

Theo thông tin từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn.

Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Theo Điều 44 tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cách ghi thời hạn sử dụng trên nhãn được chia làm ba cách tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày”, “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

9 loại thực phẩm quen thuộc có hạn sử dụng lâu không tưởng

Những loại thực phẩm quen thuộc này có thể để được đến 30 năm, 5.500 năm... thậm chí có vài món để được "vĩnh viễn".

9 loai thuc pham quen thuoc co han su dung lau khong tuong
Mật ong: Là một trong những loại thực phẩm có thời gian bảo quản lâu nhất, mật ong có chứa thành phần hóa học khiến vi khuẩn rất khó phát triển. Hơn nữa, nếu mật ong được lưu giữ trong 1 lọ kín, không tiếp xúc với không khí và nước, chúng có thể để được vĩnh viễn.  Được biết, trong khi nghiên cứu ở Georgia, giới khảo cổ học còn phát hiện ra 1 hũ mật ong 5.500 tuổi. Và đặc biệt hơn là chúng vẫn có thể ăn được, giữ nguyên hương vị như ban đầu.