Bí ẩn ngôi làng 100 năm không có muỗi

Được bao quanh là những ao nước và bụi cây, lẽ ra làng Đinh Ốc Lĩnh phải là nơi lý tưởng để muỗi trú ẩn. Tuy nhiên, những sinh vật hút máu nhỏ bé được cho là đã biến mất gần 100 năm qua.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay
Nằm trên những ngọn đồi ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ở độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, ngôi làng Đinh Ốc Lĩnh (Ding Wuling) là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Khách Gia (Hakka). Đây là dân tộc có lịch sử và văn hóa rất phong phú được chứng minh qua kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà bằng đá.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-2
Đến đây, bạn sẽ không thể tìm thấy những ngôi nhà được xây bằng xi măng. Thay vào đó là những mái nhà thấp phía sau những tán cây, những bức tường bằng đá màu vàng, lầu gỗ, cầu thang đá cũ kỹ.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-3
Thực tế, phần lớn các ngôi làng của Trung Quốc được bao quanh bởi cây cối um tùm, cùng ao hồ - môi trường thuận lợi để loài muỗi phát triển, đặc biệt trong mùa hè. Nếu chuẩn bị ghé thăm một ngôi làng miền núi tại quốc gia này, du khách thường được hướng dẫn viên nhắc nhở mang theo thuốc chống muỗi.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-4
Tuy nhiên, điều đó không còn cần thiết nếu nơi bạn ghé thăm là Đinh Ốc Lĩnh. Gần 100 năm nay, muỗi chưa từng xuất hiện trong làng, khiến Đinh Ốc Lĩnh trở thành một trong những ngôi làng bí ẩn nhất tại Trung Quốc.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-5
Năm 2016, khi tờ People’s Daily lần đầu đưa tin về Đinh Ốc Lĩnh, sự kỳ lạ của nó đã nhanh chóng thu hút khách du lịch. Không lâu sau đó, ngôi làng chính thức trở thành một trong những điểm quan trọng trên bản đồ du lịch của tỉnh Phúc Kiến.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-6
Khách thập phương nô nức đổ xô tới đây để tận mắt chứng kiến điều mà họ nửa tin nửa ngờ: ngôi làng thật sự không có một con muỗi nào hay không.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-7
Theo lý giải của dân làng, sở dĩ nhiều thập kỷ qua Đinh Ốc Lĩnh không có muỗi là nhờ hòn đá hình con cóc ở đầu làng. Họ tin rằng miệng con cóc hướng về phía làng là nguyên nhân muỗi không xuất hiện, vì chỉ cần bay tới là muỗi sẽ bị con cóc đá ăn sạch.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-8
Bên cạnh đó, Thần Cóc còn giúp người dân trừ tà, đem lại cuộc sống bình yên cho mọi nguời.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-9
Để tỏ lòng thành kính với thần linh, người ta thậm chí xây dựng một ngôi đền nhỏ lưu giữ bức tượng đá hình con cóc. Đặc biệt vị trí của tượng phải đặt đối diện với ngôi làng thì phép thuật mới linh ứng. Đời này qua đời khác, các thế hệ trong làng có trách nhiệm luân phiên nhau chăm sóc và giữ gìn bức tượng thiêng này.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-10
Lời giải thích phổ biến khác cũng được đưa ra gắn liền với thói quen thu gom rác thải của người dân địa phương. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến cho muỗi không xuất hiện ở đây bởi khi rác thải được chôn xuống đất sẽ làm môi trường sống của người dân sạch sẽ và bớt ẩm thấp hơn, giảm thiểu điều kiện sinh sản của muỗi.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-11
Tuy nhiên, những lý do trên đưa ra đều không thật sự thuyết phục, không chỉ với du khách mà còn cả người dân trong làng. Do đó, qua nhiều năm, người dân đều mong muốn các nhà khoa học tới đây nghiên cứu, thực hiện các cuộc điều tra để đi đến tận cùng của sự bí ẩn.
Bi an ngoi lang 100 nam khong co muoi, khoa hoc cung bo tay-Hinh-12
Nhưng đến nay, lý do Đinh Ốc Lĩnh không có muỗi vẫn là một bí mật thú vị. Bên cạnh đó, ngôi làng còn thu hút du khách nhờ không khí trong lành, mát mẻ và sự yên tĩnh.

>>>Xem thêm video: Ngôi làng của những đầu sư tử thổi lửa (Nguồn: VTV24).
Thiên Trang (th)