-
1. Chọn lựa khung cảnh đơn giản
Khi chụp ảnh, đa số mọi người thường nhắm tới đối tượng cần chụp và mất hậu cảnh phía sau, đây chính là một trong những lý do khiến bức ảnh của bạn trông không được đẹp mắt.
-
Do đó, nếu bạn muốn chụp được những bức ảnh đẹp hay muốn nhấn mạnh, truyền tải thông điệp gì đó thì hãy lược bớt những gì thừa thãi trong khung cảnh của bạn đi trước khi chụp.
-
2. Thay đổi tỉ lệ khung hình
Đối với từng khung cảnh, tỷ lệ khung hình cũng cần được thay đổi nếu người chụp muốn có những bức ảnh đẹp hơn. Vậy nên, bạn hãy thay đổi tỷ lệ mặc định 4:3 có phần nhàm chán sang ảnh vuông với tỉ lệ 1:1 hoặc khung ảnh màn ảnh rộng tỉ lệ 16:9.
-
3. Quy tắc một phần ba
Quy tắc một phần ba là quy tắc nhiếp ảnh rất đơn giản mà bất cứ tay ngang nào cũng áp dụng được. Theo đó, bạn chỉ cần chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang (kích hoạt tính năng này trong cài đặt). Theo quy tắc này, chúng ta cần đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ, hay nơi các đường kẻ giao nhau. Chúng ta thường có xu hướng tự nhiên muốn đặt chủ đề chính nằm ở chính giữa, tuy nhiên, sử dụng quy tắc một phần ba qua thường xuyên sẽ giúp bức ảnh trông cuốn hút hơn.
-
4. Tạo khung bên trong khung
Khung hình bên trong khung hình là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu của cảnh vật. Bạn có thể áp dụng quy tắc này bằng cách tìm các đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình.
-
Việc tận dụng này sẽ giúp điều chỉnh hướng nhìn của người xem về một chủ thể hoặc vật thể mà bạn muốn làm nổi bật.
-
5. Tận dụng góc chụp
Hậu cảnh là thuật ngữ chỉ tấm nền phía sau chủ thể hoặc vật thể của bức ảnh. Nếu hậu cảnh không được đẹp thì những bức hình bạn chụp sẽ trở thành thảm hoạ, thậm chí là nhức mắt cho người xem.
-
Tuy nhiên, nếu bạn biết tận dụng góc chụp thì ngay cả những hậu cảnh tưởng chừng như xấu nhất vẫn có thể trở thành những tuyệt tác.
-
6. Lấp đầy khung ảnh
Việc chừa lại một khoảng trống khá lớn về một bên hoặc là xung quanh khiến người xem không biết bạn muốn đặt tâm điểm ở chốn nào. Do đó, hãy lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, hoặc có thể để lại ít (hoặc không) không gian xung quanh chủ đề, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định.
-
Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.
-
7. Thay đổi góc nhìn
Để bức ảnh không bị nhàm chán, bạn có thể di chuyển đến một thật cao hoặc xuống thật thấp để tạo ra góc nhìn mới mẻ và thú vị cho một chủ thể quen thuộc.
-
Đối với những người yêu nghệ thuật, việc vận động một chút để có được góc nhìn ưng ý thì cũng là một điều hoàn toàn xứng đáng.
-
8. Phá vỡ quy tắc
Như người ta vẫn thường nói, không có quy tắc bất di bất dịch khi chụp ảnh, việc áp dụng một số phương pháp cũng chỉ giúp bạn cải thiện bố cục ảnh chụp. Nếu cảm thấy quá nhàm chán với những quy tắc gò bó này, bạn hãy sáng tạo theo đúng phong cách của riêng mình.