Hiện tượng kỳ quái biến cả khu trượt tuyết như ngoài hành tinh

(Kiến Thức) - Hiện tượng thiên nhiên kỳ bí biến cả khu trượt tuyết thành màu cam, nhìn như viễn cảnh ở trên sao Hỏa. Thêm vào đó, một số vùng ở châu Âu biến thành màu đỏ như ngày tận thế.

Mới đây, những hình ảnh bí ẩn về hiện tượng thiên nhiên khiến cho nhiều vùng núi trượt tuyết biến thành màu cam, trông như viễn cảnh ngoài hành tinh được chia sẻ liên tục.
Nhiều người xôn xao bàn tán, cho rằng khung cảnh này giống như ngày tận thế. Thêm vào đó, hiện tượng kỳ bí cũng là nguyên nhân khiến một số vùng ở châu Âu biến thành màu đỏ.
Hien tuong ky quai bien ca khu truot tuyet nhu ngoai hanh tinh
Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ được cho là bắt nguồn từ hỗn hợp cát, bụi và những hạt phấn hoa được các cơn bão mang từ Bắc Phi đến châu Âu. 
Sau khi tìm hiểu, các nhà khí tượng cho hay, hiện tượng này xảy ra khoảng 5 năm một lần. 
Hien tuong ky quai bien ca khu truot tuyet nhu ngoai hanh tinh-Hinh-2
 Cát phủ trên nền tuyết khiến tuyết có màu cam nhẹ.
Tuyết màu cam có thể do những hạt cát, bụi được cuốn lên khí quyển, bay đến nơi khác rồi rơi trở lại mặt đất cùng mưa tuyết.  
Những sườn dốc phủ kín tuyết màu cam ở một khu trượt tuyết tại Sochi, Nga, thu hút nhiều sự chú ý. Ngoài ra, màu tuyết kỳ lạ cũng xuất hiện cũng xuất hiện ở một số khu vực thuộc các nước như Bulgaria, Ukraine, Romania và Moldova.
Cơn bão cát đã xới tung cát và bụi từ sa mạc Sahara và sa mạc ở các nước Ả Rập lên không khí và thổi chúng đến châu Âu. Tại đây, chúng được hòa với tuyết và rơi xuống.

Mời quý vị xem video: Hé lộ bí ẩn dòng sông màu lam ngọc vô cùng kỳ lạ

Khám phá về hiện tượng đêm trắng, biểu tượng gắn với nước Nga

(Kiến Thức) - Giải thích một cách dễ hiểu, hiện tượng đêm trắng là hiện tượng hoàng hôn kéo dài suốt đêm, mặt trời chỉ biến mất sau 11 giờ đêm. Đây là hiện tượng thiên nhiên kì thú và được coi là biểu tượng gắn với nước Nga xinh đẹp. 

Hiện tượng đêm trắng hay còn gọi là bạch dạ là những ngày có thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp dù mặt trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Ảnh wikimedia.
 Hiện tượng đêm trắng hay còn gọi là bạch dạ là những ngày có thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp dù mặt trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Ảnh wikimedia.
Nguyên nhân của hiện tượng đêm trắng là do độ nghiêng của trục trái đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của trái đất quanh mặt trời sinh ra. Ảnh thanglongtour.
 Nguyên nhân của hiện tượng đêm trắng là do độ nghiêng của trục trái đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của trái đất quanh mặt trời sinh ra. Ảnh thanglongtour.
Ở Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7. Thậm chí nó còn trở thành biểu tượng của quốc gia này. Ảnh transviet.
 Ở Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7. Thậm chí nó còn trở thành biểu tượng của quốc gia này. Ảnh transviet.
Thành phố Sankt Peterburg (Nga) là nơi có thể quan sát hiện tượng đêm trắng dễ dàng nhất. Ảnh traveltimes.
 Thành phố Sankt Peterburg (Nga) là nơi có thể quan sát hiện tượng đêm trắng dễ dàng nhất. Ảnh traveltimes.
Ngoài ra, Stockholm (Thụy Điển), Helsinki (Phần Lan), Iqaluit (Canada), Reykjavik (Iceland), Longyearbyen (Na Uy),...cũng là những nơi có hiện tượng đêm trắng. Ảnh lamdeponline.
 Ngoài ra, Stockholm (Thụy Điển), Helsinki (Phần Lan), Iqaluit (Canada), Reykjavik (Iceland), Longyearbyen (Na Uy),...cũng là những nơi có hiện tượng đêm trắng. Ảnh lamdeponline.
Ngày nay, hiện tượng đêm trắng ít xảy ra hơn do ô nhiễm không khí. Ảnh benthanhtourist.

Ngày nay, hiện tượng đêm trắng ít xảy ra hơn do ô nhiễm không khí. Ảnh benthanhtourist.

Hiện tượng đêm trắng có thể gây trở ngại cho các nhà thiên văn học trong việc quan sát các vật thể trong vũ trụ. Ảnh blogspot.
Hiện tượng đêm trắng có thể gây trở ngại cho các nhà thiên văn học trong việc quan sát các vật thể trong vũ trụ. Ảnh blogspot. 
Mời quý vị xem video những điều ít biết về Trái đất

Tiểu hành tinh nặng 79 tỷ kg có thể tàn phá Trái Đất

Tiểu hành tinh này rộng bằng 5 sân bóng đá, nặng xấp xỉ 79 tỷ kg.

Tiểu hành tinh Bennu có thể đâm vào Trái Đất vì NASA không thể can thiệp
Tiểu hành tinh Bennu có thể đâm vào Trái Đất vì NASA không thể can thiệp 
Một tiểu hành tinh khổng lồ có thể sẽ đâm vào Trái Đất vì tàu vũ trụ của NASA không thể làm chệch hướng bay của nó, các nhà khoa học vừa cảnh báo.
Tàu vũ trụ Hammer của NASA có nhiệm vụ làm chệch hướng các tiểu hành tinh và thiên thạch khổng lồ để chúng không rơi xuống Trái Đất, theo The Sun.
Hammer cũng có thể phá hủy các tiểu hành tinh bằng bom hạt nhân, nhưng đây không phải là lựa chọn tốt vì hậu quả có thể sẽ rất tai hại.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết Hammer "chưa hoàn chỉnh" và sẽ không thể chuyển hướng một tiểu hành tinh khổng lồ tên Bennu.
Tiểu hành tinh Bennu rộng bằng 5 sân bóng đá, có trọng lượng khoảng 79 tỷ kg, nghĩa là nặng 1.664 lần so với con tàu Titanic.
Bennu được dự đoán sẽ đâm xuống Trái Đất vào ngày 25 tháng 9 năm 2135 với tỉ lệ 1/2.700.
Trong khi đó, tàu Hammer của NASA chỉ cao 9m , nặng gần 9 tấn.
Bennu được dự đoán sẽ đâm xuống Trái Đất vào ngày 25 tháng 9 năm 2135 với tỉ lệ 1/2.700.
 Bennu được dự đoán sẽ đâm xuống Trái Đất vào ngày 25 tháng 9 năm 2135 với tỉ lệ 1/2.700.