Hé mở thông số siêu tàu khu trục tương lai của Nga

(Kiến Thức) - Tàu khu trục tương lai của Nga trang bị hệ thống phóng thẳng đứng chứa nhiều loại tên lửa, dùng động lực hạt nhân.

Loại tàu khu trục mới được gọi là “Dự án tàu khu trục Lãnh đạo”. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho loại tàu khu trục tiên tiến mới được thực hiện trong chương trình mua sắm quốc phòng 2014.
Itar-Tass dẫn lời một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, các hoạt động R&D cho dự án đã bắt đầu trong năm 2014.

Nguồn tin cho biết, Hải quân Nga đang chờ đợi con tàu mới này nhằm thay thế cho tàu khu trục thế hệ 3 Project 956 Sovremenny và 1155 Udaloy.  Tàu khu trục mới sẽ hình thành nên cơ sở sức mạnh chiến đấu đa mục đích cho Hải quân Nga trên khắp các đại dương.

“Ngành công nghiệp chúng tôi có trách nhiệm với công việc này, đây là một dự án phát triển rất quan trọng”, nguồn tin nói. Theo yêu cầu từ Bộ quốc phòng Nga, đấy sẽ là một tàu khu trục đa chức năng bao gồm cả tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Việc lựa chọn hệ thống động lực cho dự án tàu khu trục Lãnh đạo, nguồn tin cho biết nó sẽ phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của con tàu nhưng có thể là hệ thống động lực nguyên tử hoặc động cơ tuabin khí, động cơ diesel không phải là lựa chọn cho dự án này.

Hải quân Nga đang bắt tay phát triển tàu khu trục tiên tiến nhằm hồi sinh sức mạnh năm xưa.
Hải quân Nga đang bắt tay phát triển tàu khu trục tiên tiến nhằm hồi sinh sức mạnh năm xưa.

Theo chương trình hiện đại hóa Hải quân Nga đến năm 2020, hải quân nước này có thể nhận được tàu khu trục mới có khả năng hoạt động xa bờ trong khuôn khổ dự án Lãnh đạo. Vào đầu năm 2013, BQP Nga bắt đầu tiến hành  nghiên cứu phác thảo thiết kế cho tàu khu trục mới. Nhà thầu chính được giao cho Cục thiết kế Severnoye PKB (Cục thiết kế phía Bắc).

Trong năm 2014, dự kiến sẽ tiến hành tổ chức quá trình phát triển, xây dựng tài liệu kỹ thuật cho tàu khu trục mới với sự tham gia của nhà máy đóng tàu Severnaya Verf (Northern Shipyard). Kế hoạch sẽ đóng mới 6 chiếc loại này, chiếc đầu tiên có thể được khởi đóng vào năm 2016, tuy nhiên việc đóng mới thực tế có thể phải bắt đầu từ năm 2017 thậm chí là năm 2018.

Trong trường hợp đó, chiếc đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong hoặc sau năm 2023. Đối với quan điểm thiết kế của tàu khu trục mới hiện có 2 lựa chọn, tàu chiến nhỏ gọn hoặc tàu chiến lớn. Tàu khu trục dự án Lãnh đạo sẽ có kiểu bố trí truyền thống kết hợp với sử dụng rộng rãi công nghệ tàng hình. Hệ thống động lực có thể tùy chọn tuabin khí hoặc nguyên tử, nhưng có khả năng sẽ ưu tiên cho năng lượng nguyên tử vì nó có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian rất dài.

Trang bị vũ khí của tàu được đánh giá sẽ tương đương với lớp Arleigh Burke của Mỹ. Do đó tàu khu trục Lãnh đạo trong tương lai sẽ là cốt lõi của sức mạnh Hải quân Nga nhằm duy trì vị thế và sự hiện diện của Nga trong các đại dương hoặc kết hợp trong một nhóm tác chiến tàu sân bay.

Một trong những phác thảo thiết kế thủy động lực học của Dự án tàu khu trục Lãnh đạo.
 Một trong những phác thảo thiết kế thủy động lực học của Dự án tàu khu trục Lãnh đạo.
Cấu hình của tàu khu trục dự án Lãnh đạo có thể tùy chọn 2 cấu hình:
- Cấu hình nhỏ gọn có lượng giãn nước giao động từ 7.000-9.000 tấn, vũ khí bao gồm 2 hệ thống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Kaliber-NK hoặc P-800 Onyx, 2 hệ thống tên lửa phòng không siêu xa S-500, 2 hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung Redoubt.

Tàu được trang bị pháo hạm A-192 130mm, 2 hệ thống đánh chặn tầm gần biến thể hải quân của Pantsir-S1, 2 hệ thống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm, 2 trực thăng chống ngầm Ka-27 hoặc Ka-32. Hệ thống động lực có thể là năng lượng hạt nhân, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hoạt động khoảng 10.000 hải lý.

- Cấu hình tàu chiến lớn có lượng giãn nước từ 13.000-14.000 tấn (tương đương với tuần dương hạm), vũ khí như trên nhưng số hệ thống phóng tên lửa hành trình chống hạm tăng lên 4. Hệ thống điện tử của 2 cấu hình này với nòng cốt là các radar mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn.

Dự án tàu khu trục Lãnh đạo là chương trình tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nga thời hậu Liên Xô - một nỗ lực nhằm lấy lại vị thế cho Hải quân Nga trên các đại dương xa xôi. Mặc dù nó là một chương trình phát triển tàu chiến mới nhưng Hải quân Nga vẫn tỏ ra khá chậm chân khi họ đem tàu chiến của mình so với tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ được phát triển vào những năm 1980.

Trong khi Nga vẫn đang tìm kiếm một thiết kế tàu khu trục có sức mạnh tương đương với Arleigh Burke thì Mỹ đã cho ra đời tàu khu trục tương lai Zumwalt, một thiết kế với sức mạnh tác chiến vượt thời gian. Nga vẫn gặp bất lợi trong cuộc đua trên biển so với Mỹ.

Siêu hạm đệm khí Bora của Hải quân Nga mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tàu chiến đấu đệm khí lớp Bora của Hải quân Nga trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Moskit đặc biệt nguy hiểm.

Hiện nay, trong biên chế Hải quân Nga mà trực tiếp là Hạm đội Biển Đen có 2 tàu chiến đấu độc đáo trên thế giới – Project 1239 Bora. Nó thuộc kiểu tàu đệm khí, cùng nguyên lý thiết kế tàu đổ bộ nổi tiếng Zubr, tuy nhiên Bora lại dành cho hoạt động tấn công tàu chiến địch trên biển với tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Trong ảnh là chiếc Samun (616) – chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp tàu Bora trong biên chế Hạm đội Biển Đen.
 Hiện nay, trong biên chế Hải quân Nga mà trực tiếp là Hạm đội Biển Đen có 2 tàu chiến đấu độc đáo trên thế giới – Project 1239 Bora. Nó thuộc kiểu tàu đệm khí, cùng nguyên lý thiết kế tàu đổ bộ nổi tiếng Zubr, tuy nhiên Bora lại dành cho hoạt động tấn công tàu chiến địch trên biển với tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Trong ảnh là chiếc Samun (616) – chiếc thứ 2 và cũng là cuối cùng của lớp tàu Bora trong biên chế Hạm đội Biển Đen. 

Đột nhập pháo đài “khủng” bảo vệ bờ biển của Nga

(Kiến Thức) - Pháo đài được đặt trên điểm cao ở đảo Russkiy trang bị 3 nòng pháo cỡ 305mm đủ sức nhấn chìm chiến hạm cỡ lớn nhất.

Trang mạng English Russia mới đây đăng tải một chùm ảnh về pháo đài Voroshilov đặt tại điểm cao ở đảo Russikiy, vùng Viễn Đông hướng ra Thái Bình Dương.
 Trang mạng English Russia mới đây đăng tải một chùm ảnh về pháo đài Voroshilov đặt tại điểm cao ở đảo Russikiy, vùng Viễn Đông hướng ra Thái Bình Dương.